Xử phạt thế nào đối với hành vi bán thuốc hết hạn sử dụng?

Thuốc tây luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng bậc nhất đến sức khỏe con người. Sử dụng thuốc đúng cách, đúng thời hạn mới có thể đem lại sức khỏe ổn định cho người bệnh. Tuy nhiên, một số nhà thuốc lại có hành vi bán thuốc hết hạn sử dụng cho người mua, điều này dẫn đến bệnh tình không thuyên giảm, lại có thể nguy hại thêm cho cơ thể. Kể từ ngày 15/10/2020, pháp luật cũng sẽ có những quy định mới nhằm xử lý việc bán thuốc hết hạn sử dụng của người vi phạm. Thông tin chi tiết về vấn đề này sẽ được Luật hùng Sơn cung cấp cho bạn đọc như sau.

Quảng cáo

1. Hạn dùng của thuốc được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 của Luật Dược năm 2016 thì hạn dùng của thuốc chính là thời gian sử dụng được ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thì thuốc không được phép sử dụng.

Và hạn dùng của thuốc sẽ được thể hiện bằng khoảng thời gian được tính từ ngày sản xuất cho đến ngày hết hạn hoặc là thể hiện bằng ngày tháng năm hết hạn sử dụng. Trong trường hợp mà hạn dùng của thuốc chỉ được thể hiện bằng tháng, năm thì hạn dùng của thuốc sẽ được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn.

bán thuốc hết hạn sử dụng

2. Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi bán thuốc hết hạn sử dụng

Căn cứ theo Điều 17 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có quy định về việc xử lý đối với các hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa như sau:

– Phạt tiền từ 300.000 đồng cho đến 500.000 đồng đối với người vi phạm với hàng hóa có giá trị dưới 1.000.000 đồng thuộc các trường hợp sau:

  • Kinh doanh hàng hóa (trừ thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật) quá hạn sử dụng được ghi trên bao bì hàng hóa hoặc nhãn hàng hóa.
  • Thay đổi, đánh tráo nhãn hàng hóa, bao bì của hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng ở trên bao bì hoặc nhãn hàng hóa, hoặc có hành vi gian lận khác để kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa.
  • Kinh doanh hàng hóa nhưng không rõ xuất xứ hay nguồn gốc.
  • Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ hay tiêu thụ khoáng sản không có được nguồn gốc hợp pháp.

Phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng cho đến dưới 3.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 3.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng cho đến dưới 5.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng cho đến dưới 10.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 7.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng cho đến dưới 20.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng cho đến dưới 30.000.000 đồng.

Quảng cáo

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng cho đến dưới 40.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng cho đến dưới 50.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng cho đến dưới 70.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 40.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

– Nếu như người có hành vi sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc là có hàng hóa thuộc vào một trong những trường hợp sau đây sẽ phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền được quy định như trên (tối đa là 100.000.000 đồng):

  • Phụ gia thực phẩm, thực phẩm, chất hỗ bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu để làm thuốc, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm.
  • Hóa chất, chất tẩy rửa, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn được dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, phân bón, thuốc thú y, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống vật nuôi, giống cây trồng, giống thủy sản, thức ăn thủy sản.
  • Hàng hóa khác thuộc vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

– Lưu ý là các mức phạt được quy định trên đây chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Nếu như tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ được nâng lên gấp đôi (tối đa 200.000.000 đồng).

Như vậy, nếu như cá nhân có hành vi bán thuốc hết hạn sử dụng có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, nếu tổ chức có hành vi trên thì sẽ có thể bị phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng.

Trên đây là các quy định pháp luật về việc xử lý hành vi bán thuốc hết hạn sử dụng. Nếu như bạn đọc có thắc mắc gì về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn