Xử lý vi phạm nhãn hiệu là một trong những vấn đề then chốt để bảo vệ quyền lợi khi nhãn hiệu của mình đã đăng ký nhưng bị các chủ thể khác xâm phạm. Khi bị xâm phạm, chủ sở hữu cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Là một trong số ít những Công ty luật có tư cách đại diện sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cục Bản Quyền Tác giả Việt Nam chứng nhận, với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, LUẬT HÙNG SƠN cung cấp một số thông tin sơ bộ về xử lý vi phạm nhãn hiệu để Quý khách hàng tiện tham khảo như sau:
Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu
- Thu thập tài liệu chứng mình hành vi vi phạm nhãn hiệu của bên bị nghi ngờ có hành vi xâm phạm nhãn hiệu;
- Nộp hồ sơ yêu cầu giám định tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ;
- Nếu có hành vi vi phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu theo hướng phù hợp.
Các bước tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu của Luật Hùng Sơn
Bước 1: Tư vấn, xác định hành vi vi phạm
- Hướng dẫn hoặc đại diện khách hàng thu thập bằng chứng chứng minh vi phạm để tránh việc tẩu tán, xóa bỏ dấu vết vi phạm;
- Theo dõi hoặc phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền theo dõi, điều tra hành vi vi phạm nhãn hiệu;
- Tra cứu, xác định chính xác thông tin đơn vị vi phạm.
Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu giám định
- Tư vấn, thực hiện thủ tục nộp đơn Giám định tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (VIP
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ yêu cầu giám định. Hồ sơ giám định bao gồm:
-
- Văn bản yêu cầu giám định (mẫu do Luật Hùng Sơn cung cấp);
- Giấy ủy quyền (mẫu do Luật Hùng Sơn cung cấp;
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên nghi ngờ có hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Bước 3: Tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu
Sau khi có bản kết luật giám định kết luận đối tượng yêu cầu giám định có yếu tố xâm phạm, Luật Hùng Sơn tư vấn, cung cấp dịch vụ xử lý hành vi vi phạm theo các hướng sau:
- Gửi thư yêu cầu đơn vị vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu;
- Gửi đơn yêu cầu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hình sự hoặc hành chính;
- Gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
► Xem thêm: Các bước xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, Hãy gọi 1900 6518 để được giải đáp!
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023