Xuất khẩu gạo là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Mỗi doanh nghiệp để hoạt động trong ngành này trước hết phải được cơ quan chức năng cấp giấy phép theo quy định. Vậy điều kiện và thủ tục để xin Giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo là gì?
I. Điều kiện để đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay
Điều kiện các cá nhân cần đáp ứng khi muốn mở công ty xuất khẩu gạo theo quy định của pháp luật bao gồm:
Phải có kho chuyên sử dụng để chứa gạo đủ tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia đã quy định do cơ quan chức năng ban hành;
Có cơ sở sử dụng để xay hoặc chế biến thóc, gạo phù hợp, đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn do cơ quan chức năng ban hành.
II. Trường hợp không cần giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo
Đối với các cá nhân hay tổ chức chỉ kinh doanh xuất khẩu về gạo hữu cơ, gạo tăng cường chất dinh dưỡng thì không cần có giấy chứng nhận cũng như không cần đáp ứng đủ các điều kiện trên vẫn được quyền xuất khẩu gạo. Đồng thời, các thương nhân trong trường hợp này cũng không cần dự trữ lưu thông nhưng có nhiệm vụ phải báo cáo theo quy định.
Lưu ý:
Khi làm việc với hải quan xuất khẩu, thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ hay gạo tăng cường chất dinh dưỡng phải trình lên cho cán bộ hải quan văn bản xác nhận của cơ quan chức năng hoặc văn bản giám định gạo được cấp bởi tổ chức giám định gạo về việc sản phẩm gạo đáp ứng được các tiêu chí cũng như phương pháp xác định của bộ y tế, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
III. Các bước xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo
– Đơn đề nghị theo mẫu đã được quy định;
– Giấy tờ chứng thực cá nhân bản sao công chứng;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư photo công chứng và còn hiệu lực;
– Bản chính của bản kê kho chứa,cơ sở chế biến thóc, gạo theo quy định.
2. Trình tự, thủ tục
Hồ sơ được trình lên cho bộ công thương tiếp nhận và xử lý.
Sau 15 ngày làm việc tín từ ngày bộ công thương nhận được hồ sơ, cán bộ có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp giấy phép xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ được bộ công thương trả lời, nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Hiệu lực của giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo
Giấy phép hoạt động xuất khẩu gạo có hiệu lực trong thời gian là 05 năm. Khi hết hiệu lực, chủ sở hữu của giấy phép phải làm đơn xin cấp chứng nhận mới nếu muốn tiếp tục các hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.
4. Hồ sơ giấy phép mới lần thứ hai trở đi
Trước khi giấy chứng nhận được phép xuất khẩu gạo hết hạn ít nhất là 30 ngày chủ sở hữu doanh nghiệp cần gửi hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận cho bộ công thương.
Hồ sơ bao gồm:
– Các tài liệu liên quan đến việc cấp mới giấy chứng nhận lần đầu;
– Bản gốc của giấy chứng nhận lần đầu đã được cấp. Trường hợp bản chính bị hư hại hoặc mất thì chủ sở hữu cần có văn bản giải trình, ghi rõ lý do;
– Báo cáo về hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của doanh nghiệp;
Sau khi nhận đủ hồ sơ, sau 15 ngày làm việc hành chính bộ công thương sẽ thẩm định và xem xét cấp lại giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.
IV. Dịch vụ xin cấp giấy phép xuất khẩu gạo của Luật Hùng Sơn
Luật Hùng Sơn sẽ tư vấn về thủ tục pháp lý, các vấn đề có liên quan trước khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo;
Những luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ đánh giá tính khả quan của tài liệu, hồ sơ và tư vấn cho phía doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung;
Đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giấy phép với cơ quan nhà nước;
>>> Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Trên đây, luật Hùng Sơn đã tư vấn và hướng dẫn các thủ tục và quy trình để xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định mới nhất. Quý khách hàng có thể liên hệ ngay với tổng đài tư vấn luật của Luật Hùng Sơn để được giải đáp các vấn đề pháp lý có liên quan.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023