Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang là một trong những “vấn nạn” khiến nhiều người đau đầu. Nó không chỉ khiến chủ doanh nghiệp bị tổn thất về tài chính mà giá trị thương hiệu cũng bị đe dọa. Vậy xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp là gì? Các hành vi nào được tính là xâm phạm hay vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại luật SHTT? Biện pháp xử lý khắc phục tình trạng này như thế nào? Trong bài viết này luathungson.vn sẽ giúp các bạn giải đáp chuẩn xác nhất nhé!
1. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chính là các hành vi làm trái lại với những quy định về quyền sở hữu công nghiệp được Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam quy định. Cụ thể chính là hành vi mà một cá nhân, tổ chức nào đó vô tình hoặc cố ý sử dụng trái phép những sáng chế trong công nghiệp của người khác. Trong đó, những sáng chế này phải được đăng ký bản quyền từ trước tại các cơ quan có thẩm quyền về Sở Hữu Trí Tuệ.
Quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm có phạm vi rộng, bao gồm:
- Các sáng tạo về nhãn hiệu, tên thương mại
- Các bí quyết, bí mật kinh doanh do chính mình sáng tạo ra. Hoặc đã được ủy thác sở hữu và có quyền chống lại những cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nó.
- Các sáng chế công nghiệp như thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý,….
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hiện đang là một vấn nạn đáng buồn
Nếu vi phạm vào những điều trên thì sẽ bị liệt vào tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Lúc này bạn có thể sẽ bị bồi thường hành chính cho chủ sở hữu. Hoặc nặng hơn có thể sẽ phải đối mặt với các mức phạt hình sự cho hành vi xâm phạm này.
2. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thường được các chủ thể thực hiện thông qua nhiều hành vi. Cụ thể sẽ được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
2.1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi sau là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
- Sử dụng các sáng chế công nghiệp đã được bảo hộ bởi luật Sở hữu trí tuệ
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp của người khác đã được đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp có chỉnh sửa. Tuy nhiên, không mang nhiều khác biệt so với kiểu dáng đang được pháp luật bảo hộ.
- Sử dụng các thiết kế bố trí tương tự với mẫu thiết kế mà người khác đã đăng ký bản quyền. Các thiết kế bố trí đã có chỉnh sửa nhưng có bất kỳ phần nào trùng khớp với nguyên gốc cũng được tính là hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
- Sử dụng các sáng chế công nghiệp của người khác mà không được sự đồng thuận của chủ sở hữu hoặc không trả tiền đền bù theo đúng quy định về quyền tạm thời cũng được liệt vào tội xâm phạm quyền sở hữu về công nghiệp.
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
2.2. Đối với bí mật kinh doanh
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh như sau:
- Tiết lộ hoặc tự ý sử dụng các bí mật kinh doanh của người khác mà không được sự đồng thuận của chủ sở hữu.
- Cố ý tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí quyết, bí mật kinh doanh của người khác. Hành vi này nhằm vào mục đích riêng, trục lợi hoặc chống phá.
- Vi phạm hợp đồng sở hữu công nghiệp, lừa đảo chủ sở hữu để chiếm đoạt sáng chế của người đó.
- Không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo mật dữ liệu theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ.
2.3. Đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
Các hành vi sau đây bị xem là xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý:
- Sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lý của người khác cho sản phẩm công nghiệp của mình bất chấp có sự khác biệt trong chỉ dẫn giữa 2 sản phẩm.
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho sản phẩm ngoài nhằm mục đích trục lợi cá nhân thông qua danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý đó.
- Sử dụng trái phép bất kỳ dấu hiệu địa lý nào trùng hoặc có nét tương đồng lớn với chỉ dẫn địa lý của người khác trong thời gian được pháp luật bảo hộ.
- Sử dụng các dấu hiệu liên quan đến thương hiệu của người khác trong thời gian dấu hiệu đó đang được bảo hộ bởi luật Sở hữu trí tuệ.
- Sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu của người khác gây nhầm lẫn, thiệt hại cho bên đăng ký nhãn hiệu mà không được sự đồng thuận của họ.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cần lưu ý
2.4. Đối với cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là một cụm từ thường xuyên xuất hiện trong thời gian gần đây. Vậy những hành vi nào được xem là cạnh tranh không lành mạnh? Dưới đây là một số hành vi được xếp vào cạnh tranh không lành mạnh đáng lưu ý:
- Tự ý sử dụng các chỉ dẫn về thương mại của người khác. Điều này gây nên những nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, nguồn gốc, hoạt động thương mại của dịch vụ, hàng hóa.
- Sử dụng những chỉ dẫn thương mại của người khác cho sản phẩm của mình. Hành vi này gây nên nhầm lẫn về tính năng, chất lượng, xuất xứ, cách sản xuất,….
- Sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ bởi cá nhân hoặc đơn vị khác nhằm mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng đến chủ thể sở hữu.
- Lừa gạt, chiếm giữ quyền sở hữu trí tuệ sáng chế, sáng tạo của người khác.
- Chiếm giữ hoặc sử dụng trùng tên miền với người khác làm thiệt hại danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu, chủ thể sáng tạo.
3. Quy định xử phạt tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây nên rất nhiều tổn thất. Vì thế, cần phải có những biện pháp mạnh để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình. Trong đó, nhờ đến pháp luật chính là sự lựa chọn tốt nhất. Trong phần bài này hãy cùng tìm hiểu về quy định xử phạt nhé!
3.1. Bước 1: Xác định hành vi, mức độ, tính chất xâm phạm
Tại Điều 5, Nghị định 105/2006/NĐ-CP những hành vi nêu trên phải đáp ứng được đầy đủ những căn cứ sau thì mới có thể khép vào tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Xác định đối tượng
Đối tượng bị xem xét phải thuộc phạm vi đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc xác định đối tượng này sẽ được căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu như:
- Các chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh
- Các tài liệu chứng thực hành vi xâm phạm
- Xác nhận quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Xác định hành vi
- Đối với tên thương mại: Xác định dựa trên cơ sở ghi chép quá trình sử dụng, lãnh thổ và lĩnh vực sử dụng của tên thương mại đó.
- Đối với bí mật kinh doanh: Xác định dựa trên cơ sở chứng cứ, tài liệu chứng thực bản chất, nội dung của bí mật kinh doanh. Đồng thời phải mô tả, thuyết minh về các biện pháp bảo mật ứng với nó.
- Đối với nhãn hiệu: Xác định dựa trên những tài liệu chứng thực độ nổi tiếng, phổ biến của nhãn hiệu. Tiêu chí xác định phải tuân theo các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.
Những quy định xử phạt cần lưu ý được quy định tại luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Lưu ý:
- Hành vi xâm phạm được xem xét này phải ở Việt Nam. Nếu nó xảy ra ngoài lãnh thổ thì pháp luật Việt Nam không thể can thiệp và cấu thành tội được.
- Nếu hành vi đó xảy ra trên internet nhưng có ảnh hưởng đến người dùng tại Việt Nam thì cũng có thể xem xét là hành vi xâm phạm.
3.2. Bước 2: Ra quyết định xử Phạt
Sau khi đã có cơ sở xác lập tội xâm phạm sở hữu công nghiệp bên vi phạm sẽ phải chịu các mức sử phạt sau:
Phạt hành chính
- Phạt tiền từ 500.000.000 VNĐ đến 2.000.000.000 VNĐ cho hành vi vi phạm tại khoản 1.
- Phạt tiền từ 2.000.000.000 VNĐ đến 5.000.000.000 VNĐ cho hành vi xâm phạm được ghi tại khoản 2. Hoặc có thể đình chỉ các hoạt động có thời hạn. Thời hạn này thường trong khoảng từ 06 tháng đến 02 năm.
- Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 VNĐ đến 500.000.000 VNĐ. Ngoài ra, còn có thể bị:
- Cấm kinh doanh, đình chỉ mọi hoạt động trong lĩnh vực nhất định
- Cấm huy động vốn trong khoảng từ 01 năm đến 03 năm.
Phạt hình sự
- Phạt tiền từ 500.000.000 VNĐ đến 1.000.000.000 VNĐ. Hoặc phạt tù giam trong 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc các trường hợp sau:
- Có tổ chức
- Phạm tội từ 02 lần trở lên
- Thu lợi bất chính với giá trị từ 300.000.000 VNĐ trở lên
- Gây nên thiệt hại cho bên bị hại từ 500.000.000 VNĐ trở lên
- Hàng hóa vi phạm đạt trị giá từ 500.000.000 VNĐ trở lên
- Người phạm vào tội này có thể bị cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, bị phạt tiền từ 20.000.000 VNĐ đến 200.000.000 VNĐ.
Các mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
4. Các biện pháp hạn chế xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Có rất nhiều cách để bạn bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình. Trong đó, đơn giản và hiệu quả nhất phải kể đến là:
- Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các sáng chế, sáng tạo cuả mình
- Kiểm soát, quản lý thương hiệu, nhãn hiệu, tên chỉ dẫn địa lý,…. liên quan. Nếu phát hiện có dấu hiệu bị vi phạm hãy có động thái yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi bằng văn bản, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
- Yêu cầu được hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế, sáng tạo bị xâm hại theo đúng quy định của luật Sở hữu trí tuệ.
- Khởi kiện tòa án nếu bên vi phạm không có động thái xử lý thỏa đáng.
Đến đây luathungson.vn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hy vọng với những mức phạt và các biện pháp mà chúng tôi vừa thông tin đến sẽ giúp các bạn phòng tránh cũng như bảo vệ được quyền sở hữu công nghiệp của mình. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc cần tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua:
- VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Website: luathungson.vn – luathungson.com
- Email: info@luathungson.com
- Hotline: 0964509555
- Mẫu hợp đồng thuê KOLs Mới Nhất 2023 - 06/03/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 23/02/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 23/02/2023