logo

Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu xe máy?

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy

Căn cứ theo điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Quảng cáo

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đồng thời hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng đối với mô tô, xe gắn máy sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

vượt đèn đỏ

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Cụ thể tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Đồng thời hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với ô tô

Theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Đồng thời hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng xe ô tô sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Xe máy có được rẽ phải khi đèn đỏ không?

Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tín hiệu đèn giao thông như sau:

Hệ thống báo hiệu đường bộ

Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

Quảng cáo

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Như vậy, theo quy định, tín hiệu đỏ là cấm đi. Người điều khiển xe máy không được rẻ phải khi đèn đỏ.

Tuy nhiên, theo Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như sau:

Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu

Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

  1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
  2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
  3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
  4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Như vậy, theo các quy định trên, khi tham gia giao thông mà gặp đèn đỏ thì các phương tiện phải dừng lại theo quy định, chỉ trong một số trường hợp được cho phép thì người tham gia giao thông mới được rẽ phải, gồm:

– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

– Có đèn tín hiệu hình mũi tên chuyển màu xanh, cho phép rẽ phải;

– Có biển báo cho rẽ phải;

– Có hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường như: vạch mắt võng bố trí ở làn đường trong cùng bên phải, tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1- 3 tháng; từ 2- 4 tháng nếu gây tai nạn.

Với hành vi vượt đèn vàng, được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.  

Trên đây là những vấn đề liên quan đến nội dung Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu xe máy? Mà Luật Hùng Sơn gửi đến quý khách. Trường hợp quý khách cần tư vấn chi tiết hơn xin liên hệ qua hotline 19006518 để được hỗ trợ kịp thời.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top