logo

Bắt cóc tống tiền án bao nhiêu năm?

Bắt cóc tống tiền án bao nhiêu năm? Nạn mua bán người đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Đặc biệt, trẻ em là một trong những đối tượng bị những kẻ buôn người hướng tới hàng đầu.  Bắt cóc tống tiền án bao nhiêu năm? Luật Hùng Sơn sẽ giới thiệu qua bài viết sau đây:

Quảng cáo

Hành vi bắt cóc theo quy định của pháp luật

Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em để làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi phạm tội trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169, Bộ luật Hình sự 2015.

Bắt cóc tống tiền

Bắt cóc tống tiền bị đi tù bao nhiêu năm?

Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:

– Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

+ Đối với người dưới 16 tuổi;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Quảng cáo

Đối với. người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, theo quy định, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (bắt cóc tống tiền) thì tùy theo tính chất và mức độ phạm tội mà áp dụng khung hình phạt, theo đó, mức phạt cao nhất là tù chung thân. 

Cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể được hiểu là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt.

Theo đó, dấu hiệu nhận biết tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thông qua các yếu tố sau:

– Chủ thể: Cá nhân có có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định (từ đủ 16 tuổi trở lên); Cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị có năng lực trách nhiệm hình sự phạm tội thuộc khoản 2, Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

– Khách thể: Khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể, đó là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Thông thường tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt, người bị bắt cóc là người bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; còn người bị xâm phạm tài sản lại là những người thân của người bị bắt cóc.

– Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở việc bắt và giữ người trái pháp luật. Thông thường hành vi bắt người làm con tin được thực hiện một các lén lút và đưa người bị bắt đến một nơi nào đó rồi tìm cách thông báo cho người thân của người bị bắt cóc biết, cùng với yêu cầu người thân của họ phải nộp một số tiền thì mới thả người bị bắt cóc, nếu không nộp tiền hoặc tài sản thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm.

Hành vi bắt người trái pháp luật được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác như cho uống thuốc ngủ, thuốc mê, xịt Ether (ête), lừa dối… để bắt được người làm con tin.

Bắt giữ người trái phép ở đây không thuộc những trường hợp bắt giữ người, tạm giữ, tạm giam người theo quy định của pháp luật. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm thực hiện hành vi bắt cóc con tin và đe dọa đòi người khác phải đưa tài sản.

– Mặt chủ quan: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Các kỹ năng phòng tránh hành vi bắt cóc trẻ em là gì?

Giúp trẻ em khỏi nạn buôn người, sự nỗ lực bảo vệ và bao bọc của gia đình là điều cần thiết, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng cần dạy những kỹ năng khác để trẻ có thể tự bảo vệ chính mình trong trường hợp không có người lớn ở bên.

Không bắt chuyện với người lạ: Đây cũng là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để trẻ không tiếp xúc được với kẻ bắt cóc. Người xấu thường sẽ cố gắng bắt chuyện, dò hỏi trẻ để chọn lựa đối tượng phù hợp cho hành vi của mình. Trong trường hợp có người lạ tìm đến và cố bắt chuyện khi con ở một mình, con nên chạy ngay đi tìm cha mẹ hoặc tới những chỗ đông người để tìm những người đáng tin cậy như nhân viên cửa hàng, bảo vệ tòa nhà, cảnh sát hoặc người qua đường để xin sự giúp đỡ. 

Không nhận quà từ người lạ: Thông thường, nếu muốn dụ dỗ một đứa trẻ đi theo mình một cách tự nguyện, kẻ xấu thường sử dụng những món quà vật chất như đồ chơi, đồ ăn để thu hút sự chú ý và thích thú của các em. Khi nhận những món quà đó, người xấu sẽ đưa ra lời hứa hẹn về một phần quà lớn hơn nếu trẻ đi theo hắn. 

Giữ khoảng cách 3m với người lạ: Trong nhiều trường hợp, kẻ xấu sẽ sử dụng những thủ thuật khác để khiến trẻ đi theo mình như “thuốc mê” hoặc “thôi mê”, nhưng những cách làm này chỉ có thể áp dụng ở khoảng cách gần. 

Không đi theo người lạ: thủ đoạn bắt cóc của kẻ buôn người ngày càng tinh vi, nếu không thể dụ dỗ được trẻ, chúng thường sẽ đánh vào lòng tốt thích giúp đỡ người khác của các em. 

Không cho người lạ vào nhà: nhiều kẻ bắt cóc thường nhân cơ hội lúc cha mẹ trẻ đi làm, nhà không có ai để cố gắng tiếp xúc với trẻ. Lý do phổ biến nhất thường được sử dụng là người quen của gia đình, thợ sửa đồ, nhân viên thu tiền dịch vụ…. để dụ dỗ trẻ mở cửa và cho kẻ xấu vào nhà.

Không nói chuyện với người lạ qua mạng: ngày nay, trẻ nhỏ được tiếp xúc với mạng internet từ rất sớm và điều đó thúc đẩy xu hướng kết bạn qua mạng gia tăng. Kẻ xấu thường sẽ lợi dụng thông tin các em đăng tải trên mạng, sở thích của các em từ đó sẽ tìm cách tiếp cận, làm quen trên mạng rồi đưa ra lời mời gặp mặt bên ngoài.

Hét lên khi cảm thấy nguy hiểm: trong tình huống nguy hiểm nhất khi trẻ bị kẻ xấu kéo đi, dàn dựng kịch bản để công khai bắt cóc, cha mẹ nên dạy các em hét lên thật to, thu hút sự chú ý của người đi đường. Trong nhiều trường hợp, kẻ bắt cóc giả danh người thân để kéo các em đi và điều đó khiến cho người ngoài sẽ e ngại khi can thiệp. 

Nhớ số điện thoại của bố mẹ: Cha mẹ nên dạy con học thuộc số điện thoại của mình để trong những trường hợp khẩn cấp, con có thể bình tĩnh đi đến những nơi đông người như cửa hàng tiện lợi hoặc đến đồn công an… gọi điện về cho gia đình. 

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top