5 điểm khác biệt giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 26-04-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 874 Lượt xem

Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp thì thường sẽ có phần ghi về vốn điều lệ doanh nghiệp nhưng trong vốn điều lệ cũng sẽ có phần vốn chủ sở hữu. Vậy vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có sự khác nhau ở điểm gì? Luật Hùng Sơn xin giới thiệu 5 điểm khác biệt giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ.

Quảng cáo

1. Những khái niệm cần nắm rõ

1.1. Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu trong thành lập cty là loại vốn do các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc do các cổ đông trong các công ty cổ phần. Đây là một trong những nguồn vốn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị phá sản hoặc ngừng hoạt động kinh doanh, loại vốn này sẽ được ưu tiên trả các khoản nợ rồi mới chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ trong công ty.

Vốn chủ sở hữu là giá trị của một tài sản trừ đi tất cả các khoản nợ trên tài sản đó trong công ty. Đối với các khoản tài chính cá nhân, tài sản ròng sẽ được gọi chính xác là giá trị tài sản ròng.

Vốn chủ sở hữu thường sẽ được phản ánh về các số liệu và những tình hình biến động tăng hay giảm của các loại hình vốn thuộc quyền sở hữu của chủ công ty và của các thành viên được góp vốn trong công ty. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu do chủ công ty và các nhà đầu tư cùng nhau thực hiện góp vào hoặc được bổ sung vào kết quả của quá trình kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không đơn giản chỉ là một khoản nợ. Mỗi một công ty thường sẽ có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn công ty.

Vốn chủ sở hữu sẽ bao gồm như sau:

  • Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc để mở rộng doanh nghiệp;
  • Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cố phiếu cao hơn hoặc thấp hơn so với mệnh giá;
  • Các khoản nhận biếu hoặc tặng tài trợ;
  • Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc theo quyết định của các chủ sở hữu vốn, của Hội đồng quản trị trong công ty;
  • Các khoản chênh lệch do đánh giá lại về tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ được hình thành từ lợi nhuận sau thuế;
  • Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn của chủ sở hữu công ty.

vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

1.2. Vốn điều lệ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì vốn điều lệ sẽ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty hoặc do chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết sẽ góp khi thực hiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá tất cả các loại cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thực hiện thành lập công ty cổ phần.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và được ghi nhận trong Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của tất cả các thành viên cam kết sẽ góp và được ghi nhận trong Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá tất cả các loại cổ phần đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá các loại cổ phần đã được đăng ký mua và được ghi nhận trong Điều lệ công ty.

Quảng cáo

Tài sản được sử dụng để thực hiện góp vốn vào công ty bao gồm nhiều loại khác nhau ở đây có thể là vàng, ngoại tệ được tự do chuyển đổi, tiền Việt Nam Đồng, giá trị về quyền được sở hữu trí tuệ, giá trị về quyền được sử dụng đất, bí quyết của kỹ thuật, công nghệ và những loại tài sản khác mà có thể được định giá bằng tiền Việt Nam Đồng.

Trong đó, với quyền về sở hữu trí tuệ thì quyền có liên quan tới quyền tác giả hoặc quyền tác giả hoặc quyền về giống cây trồng hoặc quyền được sở hữu công nghiệp và những quyền khác về sở hữu trí tuệ sẽ dựa vào quy định theo pháp luật của sở hữu trí tuệ.

Khi các tổ chức, cá nhân cũng chính là chủ sở hữu được hợp pháp về những quyền được nêu trên thì mới được phép có quyền dùng những tài sản đó để thực hiện vào việc góp vốn trong công ty.

2. Điểm khác biệt giữ vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Tiêu chí Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Về bản chất Là những khoản tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của công ty thu lại được Là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để thực hiện góp vốn trở thành chủ sở hữu của công ty đó
Về chủ sở hữu Có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc của các tổ chức tham gia vào góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu. Doanh nghiệp cũng có có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt vốn chủ sở hữu. Thuộc sở hữu các các cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết thực hiện góp vào doanh nghiệp
Cơ chế hình thành Do nhà nước cấp hoặc do doanh nghiệp bỏ ra  hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại. Được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Về đặc điểm Do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư thực hiện góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do vậy nguồn vốn của chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Có thể được coi là một khoản nợ khi doanh nghiệp bị phá sản.
Về ý nghĩa Phản ánh số liệu và tình hình tăng hoặc giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. Là sự cam kết mức trách nhiệm về vật chất của các thành viên với khách hàng và đối tác. Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

3. Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Khi mà nguồn vốn điều lệ công ty lớn hơn so với nguồn vốn của chủ sở hữu thì nguyên nhân có thể do việc chưa thực hiện góp đủ vốn hoặc do vốn của chủ sở hữu bị suy giảm vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ. Vì vậy, mỗi lần đầu tư thì các nhà đầu tư sẽ luôn phải dựa theo số vốn điều lệ để kiểm soát và theo dõi được tổng số cổ phần mà công ty này đã thực hiện phát hành. Trong nhiều trường hợp thì nguồn thông tin này sẽ được sử dụng để làm căn cứ pháp lý khi có sự phát sinh các vấn đề liên quan tới tranh chấp hay giải thể để xác định việc thực hiện các nghĩa vụ quan trọng trong việc góp vốn công ty.

Khi có các vấn đề liên quan tới tranh chấp hay bổi thường thiệt hại xảy ra thì các cổ đông công ty phải có nghĩa vụ góp đủ các số vốn đã đăng ký trong công ty. Đây là một trong những quy định mà pháp luật yêu cầu để có thể đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan đặc biệt là chủ nợ của công ty. Việc công ty chưa thực hiện góp đủ số vốn hoặc hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm gây lỗ và vốn chủ sở hữu có thể hạn chế trong trường hợp mà công ty muốn kêu gọi thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư mới bên ngoài.

Vốn chủ sỡ hữu tại một thời điểm chính là phần còn lại sau khi đã thực hiện lấy tổng số nguồn vốn trừ đi các khoản nợ phải trả. Đây chính là sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.

► Xem thêm:  muốn thành lập công ty cần những gì?

Luật Hùng Sơn vừa giới thiệu với các bạn về 5 điểm khác biệt giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Nếu còn bất kỳ vướng mắc khó khăn nào cần phải giải đáp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài: 1900 6518 để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn