logo

Vi bằng là gì? Tìm hiểu quy định về vi bằng

Thời gian gần đây, một từ ngữ thường xuyên được xuất hiện ở trong những giao dịch liên quan về nhà đất đó chính là vi bằng. Đã có rất nhiều người tham gia giao dịch mua bán nhà đất tìm cách lập vi bằng mà không thực hiện thủ tục về công chứng các giấy tờ liên quan làm cho có rất nhiều người đang hiểu sao về ý nghĩa và giá trị pháp lý của loại văn bản này . Chính vì vậy mà đã xuất hiện nhiều những câu hỏi nhằm giải đáp vấn đề này. Để có thể hiểu được đúng thực chất vi bằng là gì? Tìm hiểu quy định về vi bằng?  sẽ được công ty Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây

Vi bằng là gì?

Vi bằng được định nghĩa là loại văn bản do cơ quan thừa phát lại lập ra nhằm ghi nhận các hành vi hoặc sự kiện được sử dụng để làm thành các chứng cứ trong các mối quan hệ pháp lý và trong các mối quan hệ xét xử khác. Hay để hiểu theo một đơn giản nhất thì có thể coi vi bằng như là một loại tài liệu được thể hiện bằng những loại văn bản kèm theo video, có âm thanh kèm hình ảnh, (nếu cần thiết).  Mà trong chính các tài liệu đó, cơ quan thừa phát lại sẽ xác nhận,ghi nhận một cách khách quan nhất về những sự kiện lập vi bằng hay hành vi mà do chính thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Nếu các bên có phát sinh tranh chấp thì văn bản được xác lập này sẽ được coi là chứng cứ trước Tòa án.

vi bằng là gì

Vi bằng thừa phát lại là gì?

Vi bằng thừa phát lại là một văn bản được lập từ Thừa phát lại nhằm mục đích ghi nhận và xác nhận các hành vi hay sự kiện được dùng để làm các chứng cứ trong các quan hệ pháp lý hay quan hệ xét xử .

Thứ nhất, vi bằng phải do chính Thừa phát lại lập bằng văn bản. Để đáp ứng điều kiện này, khi tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của khác hàng, Thừa phát lại phải tự mình chứng kiến và ghi lại các thông tin cần thiết cho việc lập vi bằng điều này giúp đảm tính khách quan, trung thực.

Do đó, thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Hiện nay, quy định mới bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.

Thứ hai, vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như: Hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi giao hàng kém chất lượng; hành vi đưa tin vu không; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện…..

Ví dụ: Theo hợp đồng thuê nhà giữa X và Y, bên thuê ( Y ) được thuê nhà trong thời hạn 6 tháng tình từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/06/2019, quá thời hạn trả nhà 10 ngày, dù bên X đã nhiều lần thông báo cho bên Y về việc quá hạn và bên Y vẫn chưa bàn giao nhà. Trong tình huống này, bên X có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hành vi của Y.

Vi bằng có thay được văn bản công chứng hay không?

Vi bằng và văn bản là văn bản công chứng được xem là những loại văn bản khác nhau. Sự khác nhau này được thể hiện qua cả giá trị pháp lý và bản chất của hai loại văn bản này. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay thì có rất nhiều người vẫn đang bị nhầm lẫn giữa hai loại giấy tờ này và nguy hiểm hơn rằng cũng đang có rất nhiều người do không hiểu rõ hai loại văn bản này nên  xem hai loại tài liệu, giấy tờ này là chung một loại.

Bên cạnh đó, việc quy định cụ thể khoản 2 Điều 36 NĐ 08/2020/NĐ-CP đã khẳng định cụ thể rằng : Vi bằng không phải là văn bản thay thế cho các văn bản bao gồm: văn bản chứng thực, văn bản công chứng hay các văn bản hành chính khác

Qua các lý giải ở trên thì có thể khẳng định rằng: vi bằng về bản chất không phải là loại văn bản công chứng . Và vi bằng cũng không thể thay thế cho các văn bản công chứng được.

Quy định về vi bằng

Quy định chi tiết về giá trị pháp lý của vi bằng: Cụ thể trong NĐ 08/2020/NĐ-CP

  • Thứ nhất, vi bằng không thể thay thế được cho các loại văn bản : văn bản chứng thực, văn bản công chứng hoặc các văn bản hành chính khác.
  • Thứ hai, vi bằng phải được lập dưới  hình thức là theo văn bản tiếng Việt dựa trên những thỏa thuận giữa trưởng phòng thừa phát lại và với người yêu cầu dịch vụ.
  • Thứ ba, thừa phát lại được phép tiến hành lập vi bằng nhằm xác nhận, ghi nhận các hành vi, các sự kiện theo yêu cầu có thật trên thực tế diễn ra trong phạm vi toàn quốc.
  • Thứ tư, vi bằng chính là nguồn chứng cứ chính khi giải quyết các vụ việc hành chính và dân sự cho cơ quan Tòa án xem xét theo quy định của pháp luật . Đồng thời, đây cũng  là căn cứ chính để thực hiện các giao dịch của những cá nhân, tổ chức, cơ quan

Các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục lập vi bằng

Thừa phát lại sẽ phải chứng kiến trực tiếp , tiến hành lập vi bằng và cũng phải  tự chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về những vi bằng do chính mình thực hiện lập.

Trong việc ghi nhận, xác nhận các hành vi, sự kiện liên quan chính trong vi bằng thì phải được thực hiện một cách trung thực và khách quan. Trong những trường hợp cần thiết thì thừa phát lại được quy định là có quyền mời những người làm chứng để trực tiếp chứng kiến cho việc lập vi bằng.

Thủ tục lập vi bằng được quy định gồm những nội dung cụ thể như sau:

Bước 1: Những chủ thể được coi là khách hàng có phát sinh nhu cầu khi đến các văn phòng thừa phát lại thì sẽ được văn phòng tư vấn trực tiếp một số những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến cụ thể vi bằng mà các khách hàng đang mong muốn được  lập.

Khách hàng sẽ tiến hành điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng đã có mẫu những nội dung được yêu cầu liên quan đến lập vi bằng . Tại đây, trách nhiệm của  các thư ký nghiệp vụ là phải tiến hành kiểm tra cẩn thận nội dung và tính hợp pháp của nội dung mà khách hàng yêu cầu lập vi bằng, sau đó trình lên Thừa phát lại để quyết định. Trong trường hợp mà những yêu cầu của khách hàng về nội dung vi bằng là hợp pháp thì tiếp theo đó, khách hàng sẽ phải điền những thông tin liên quan cho việc lập vi bằng vào Phiếu cung cấp thông tin mà đã có mẫu sẵn

Bước 2: Các chủ thể tiến hành thỏa thuận về việc lập vi bằng.

Các chủ thể gồm văn phòng thừa phát lại và khách hàng sau quá trình điền nội dung  và kiểm tra tính hợp pháp của nội dung sẽ đi đến tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ này thường gồm một số nội dung cơ bản như:, thời gian, địa điểm lập vi bằng, nội dung cần lập của vi bằng, nhưng chi phí phát sinh của việc lập vi bằng và có cả những điều khoản tạm ngừng hoặc là chấm dứt việc thực hiện các nội dung hợp đồng này.

Bước 3: Các chủ thể tiến hành việc lập vi bằng.

Nhằm mục đích thể hiện tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng thì thừa phát lại sẽ chứng kiến trực tiếp các hành vi hoặc sự kiện mà được khách hàng yêu cầu để lập vi bằng hoặc là tiến hành thực hiện những hoạt động như quay phim, đo đạc, chụp ảnh….

Vi bằng sẽ được quy định đánh số thứ tự  dựa vào thời gian lập đồng thời ghi trực tiếp vào sổ theo dõi vi bằng . Bên cạnh đó, vi bằng sẽ được lập gồm 3 bản chính, trong đó, mỗi bên trong hợp đồng dịch vụ này gồm người khách hàng yêu cầu và bên phía thừa phát lại sẽ được giữ một bản, còn một bản còn lại sẽ được gửi cho cơ quan sở tư pháp để tiến hành thủ tục là xác lập, đăng ký vi bằng.

Thời gian cho việc thực hiện lập vi bằng nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào nhiều lí do như khoảnh cách giữa nơi lập vi bằng với văn phòng thừa phát lại, hoặc những yêu cầu cụ thể đến từ khách hàng,….. Theo đó, trong trường hợp mà những yêu cầu của khách hàng không quá phức tạp và được tiến hành lập chính ngay văn phòng của thừa phát lại thì trường hợp này, khách hàng yêu cầu có thể nhận được vi bằng của mình sau vài tiếng đồng hồ ( bởi văn phòng thừa phát lại cũng cần thời gian để cho thừa phát lại có thời gian để xử lý các thông ti,  xử lý hình ảnh cùng với giấy tờ kèm theo vi bằng cho đầy đủ và chuẩn xác).

Qua đó thì chúng ta có thể thấy rằng quá trình để thực hiện việc lập vi bằng luôn có nhiều chủ thể tham gia như bao gồm: người làm chứng nhằm mục đích chứng kiến việc lập vi bằng, thừa phát lại chứng kiến trực tiếp và ghi lại toàn bộ những diễn biến vụ việc cần lập vi bằng. Cùng với đó, khách hàng – người yêu cầu lập vi bằng cũng cần phải có trách nhiệm rằng phải cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin, tài liệu nhằm mục đích đảm bảo cho việc lập vi bằng có thể được lập một cách trung thực và khách quan nhất và cơ quan  Sở tư pháp sẽ tiến hành thực hiện vào sổ đăng ký vi bằng

Các trường hợp lập vi bằng

Pháp luật cũng quy định rõ những trường hợp nào nên lập và không được phép lập vi bằng. Đối với các trường hợp nên lập vi bằng thì nhưng cơ quan, cá nhân, tổ chức nên lập vi bằng trong các trường hợp sau:

  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận về hiện trạng của những công trình đang được thi công.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận về hiện trạng của những loại tài sản trước khi bị cơ quan tiến hành thu hồi đất.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận về hiện trạng của các tài sản trước khi bị tiến hành cưỡng chế thi hành án.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận hiện trạng của tài sản trước khi bị Ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản để phục vụ xử lý nợ.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận các hành vi nói xấu hay vu khống, bịa đặt trên mạng xã hội
  • Lập vi bằng để củng cố hơn nữa những chứng cứ để tiến hành giao nộp cho Tòa án.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận việc giao nhận tiền hoặc giao nhận tài sản khi tiến hành mua nhà đất.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận việc thỏa thuận những nội dung liên quan đến mua bán tài sản.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận những hành vi dẫn đến gây thiệt hại tài sản hoặc tình hình hiện trạng tài sản.
  • Lập vi bằng về nhà đất.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận các thông tin về website, hình ảnh trên mạng internet.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận việc vi phạm bản quyền, nhãn hiệu
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận những thỏa thuận của vợ chồng hoặc trong gia đình.
  • Lập vi bằng nhằm mục đích ghi nhận, xác nhận về việc vi phạm những điều khoản của hợp đồng dẫn đến gây thiệt hại.

Thông qua bài viết trên đã  phân tích và lý giải những quy định liên quan đến việc vi bằng là gì và tìm hiểu những quy định về vi bằng. Luật Hùng Sơn chúng tôi hy vọng đã cung cấp thêm những thông tin pháp lý cần thiết và bổ ích khi lập vi bằng để nhằm hạn chế rủi ro tới quý khách hàng. Nếu như quý khách hàng cần giúp đỡ đến những vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 19006518 để được giải đáp nhanh nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top