Văn phòng công chứng, tìm hiểu văn phòng công chứng là gì?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 21-10-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 640 Lượt xem

Văn phòng công chứng, tìm hiểu văn phòng công chứng là gì, chức năng và vai trò của văn phòng công chứng là gì, văn phòng công chứng khác gì với Phòng công chứng… Đây đều là những câu hỏi được khá nhiều độc giả quan tâm. Chính vì vậy, trong khuôn khổ bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin về văn phòng công chứng.

Quảng cáo

Văn phòng công chứng là gì?

Theo khoản 5 Điều 2 của Luật Công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Văn phòng công chứng và Phòng công chứng.

Văn phòng công chứng là một trong những đơn vị, cơ quan, tổ chức được cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng. Văn phòng công chứng được xem như một tổ chức dịch vụ hành chính công. Văn phòng này được thành lập và vận hành theo những nguyên tắc, chế định quy định ở Luật Công chứng cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hình thức công ty hợp danh.

văn phòng công chứng là gì

Các giấy tờ có thể công chứng

Từ những quy định tại Chương V Luật Công chứng 2014, ta có thể suy ra các giấy tờ có thể công chứng, bao gồm:

  • Giao dịch, hợp đồng đã được soạn thảo sẵn.
  • Hợp đồng, giao dịch mà do Công chứng viên soạn thảo dựa theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
  • Công chứng bản dịch…

Trong đó, một số loại giao dịch, hợp đồng có thể công chứng gồm:

Quảng cáo
  • Hợp đồng thế chấp bất động sản;
  • Hợp đồng uỷ quyền;
  • Di chúc;
  • Văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản từ chối nhận di sản…

Vai trò, chức năng của văn phòng công chứng

Vai trò của văn phòng công chứng:

  • Vai trò đối với các bên khi tham gia giao dịch:

Văn phòng công chứng giúp cho việc thực hiện hợp đồng, giao dịch của những tổ chức, cá nhân trở nên thuận lợi, nhanh chóng, đúng pháp luật. Nhờ đó mà những quyền và lợi ích hợp pháp của họ được đảm bảo một cách tối ưu.

  • Vai trò đối với nhà nước:

Văn phòng công chứng ra đời đã giúp các cơ quan nhà nước liên quan đến vấn đề này giảm bớt được gánh nặng về số lượng công việc phải làm. Không những thế, văn phòng công chứng còn phát huy tối đa các nguồn lực pháp lý trong toàn xã hội. Từ đó, tạo động lực giúp đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội.

  • Vai trò đối với chính bản thân văn phòng công chức:

Văn phòng công chứng được phép thu thù lao, các khoản phí khi thực hiện các hoạt động công chứng theo quy định.

Chức năng của văn phòng công chứng

  • Văn phòng công chứng có chức năng là chứng nhận, xác thực tính hợp pháp, tính chính xác của các hợp đồng giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
  • Bên cạnh đó, văn phòng công chứng và công chứng viên có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch. Vì vậy, văn phòng công chứng giúp các quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân,  tổ chức cũng được hỗ trợ bảo vệ. Đồng thời, sẽ giảm thiểu cũng như phòng ngừa những tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất. Từ đó, góp phần xây dựng một nền kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững.

Phân biệt giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng

Tiêu chí Phòng công chứng Văn phòng công chứng
Địa vị pháp lý Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Đây là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp. Phòng công chứng có trụ sở có con dấu và có tài khoản riêng. (Điều 19 Luật Công chứng 2014) Văn phòng công chứng là một tổ chức dịch vụ công. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh (Điều 22 Luật Công chứng)
Thành lập Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn mà chưa có điều kiện để có thể phát triển được Văn phòng công chứng. Được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công ty hợp danh.
Chủ thể thành lập Do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Có 02 công chứng viên hợp danh trở lên cùng nhau thành lập.
Người đại diện theo pháp luật – Là công chứng viên

– Do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

– Là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;

– Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên

Căn cứ chấm dứt hoạt động Khi có quyết định giải thể; – Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;

– Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 của Luật Công chứng;

– Văn phòng công chứng bị sáp nhập, bị hợp nhất.

Ngoài ra, phòng công chứng và văn phòng công chứng còn có thể phân biệt với nhau bởi các tiêu chí như cơ cấu tổ chức; vấn đề sáp nhập, giải thể;…..

Hy vọng bài viết của công ty Luật Hùng Sơn về văn phòng công chứng là gì, vai trò, chức năng của văn phòng công chứng sẽ hữu ích đối với bạn. Trường hợp có bất kỳ vấn đề pháp lý gì cần được giải đáp vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6518 để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn