Tương trợ tư pháp là gì? Phạm vi tương trợ tư pháp

Tương trợ tư pháp là gì? Phạm vi tương trợ tư pháp

Trong việc áp dụng, sử dụng pháp luật có nhiều trường hợp cần đề tương trợ tư pháp. Vậy Tương trợ tư pháp là gì? Phạm vi tương trợ tư pháp. Bài viết sau của Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến tương trợ tư pháp là gì.

Quảng cáo

Cơ sở pháp lý

  • Luật tương trợ tư pháp 2007

Tương trợ tư pháp là gì?

Tương trợ tư pháp được hiểu là hình thức mà các quốc gia khác nhau cùng tham gia hiệp định tương trợ tư pháp sử dụng để trao và nhận sự giúp đỡ chính thức mang tầm quốc gia về việc sử dụng, áp dụng pháp luật như dân sự, hình sự,…

Phạm vi tương trợ tư pháp

Tương trợ tư pháp về dân sự

Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự giữa nước ta và các quốc gia khác gồm:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự;
  • Triệu tập người làm chứng, người giám định;
  • Thu thập, cung cấp chứng cứ;
  • Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự.

Tương trợ tư pháp về hình sự

Phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước ta và nước ngoài bao gồm:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự;
  • Triệu tập người làm chứng, người giám định;
  • Thu thập, cung cấp chứng cứ;
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Trao đổi thông tin;
  • Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.

Thực hiện yêu cầu của nước ngoài trong tương trợ tư pháp

Thực hiện yêu cầu trong tương trợ tư pháp có thể được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của một nước tiến hành thực hiện những hành vi hoặc hoạt động mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nước khác yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp được quy định như sau:

“1. Yêu cầu tương trợ sẽ được thực hiện ngày theo cách thức do pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu quy định. Trong phạm vi mà pháp luật và thực tiễn nước mình cho phép. Quốc gia được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu theo cách thức mà Quốc gia yêu cầu đã nêu.

Quảng cáo

2. Nếu có đề nghị và trong phạm vi mà pháp luật và thực tiễn nước mình cho phép, Quốc gia được yêu cầu thu xếp mọi việc cần thiết để Quốc gia yêu cầu tham gia bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự nào phát sinh từ yêu cầu tương trợ hoặc đại diện cho lợi ích của Quốc gia yêu cầu.

3. Quốc gia được yêu cầu phải sớm đáp ứng những đề nghị hợp lý của Quốc gia yêu cầu về tiến độ thực hiện yêu cầu tương trợ.

4. Quốc gia được yêu cầu có thể đề nghị Quốc gia yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình thức cần thiết để giúp mình thực hiện yêu cầu, hoặc để tiến hành các bước cần thiết theo pháp luật và thực tiễn của Quốc gia được yêu cầu để làm cho yêu cầu tương trợ có hiệu lực.”

Theo đó, khi có yêu cầu tương trợ tư pháp, quốc gia được yêu cầu sẽ thực hiện theo cách thức yêu cầu của quốc gia yêu cầu trong phạm vi mà thực tiễn pháp luật nước mình cho phép. Trong trường hợp pháp luật và thực tiễn của quốc gia được yêu cầu tương trợ cho phép thì quốc gia yêu cầu được tham gia bất kỳ thủ tục tố tụng hình sự nào phát sinh từ yêu cầu tương trợ. Quốc gia được yêu cầu tương trợ có trách nhiệm đáp ứng những đề nghị hợp lý của quốc gia yêu cầu tương trợ về tiến độ thực hiện yêu cầu trong tương trợ tư pháp. Quốc gia yêu cầu tương trợ có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết theo đề nghị của quốc gia được yêu cầu nhằm làm cho yêu cầu trong tương trợ tư pháp có hiệu lực.

Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp

Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện việc tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước ngoài được yêu cầu
  • Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước ngoài được yêu cầu
  • Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc hình  sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện việc tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước ngoài được yêu cầu
  • Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước ngoài được yêu cầu
  • Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đang ở nước mà người đó đang mang quốc tịch
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Tương trợ tư pháp là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn