logo

Những trường hợp nào tước quyền nuôi con?

Do nhận thức pháp lý không đầy đủ và do những khúc mắc sau cuộc đổ vỡ hôn nhân mà các bên có hành vi ngăn cản việc bên còn lại chăm sóc, thăm nom, giáo dục con cái. Vậy pháp luật có quy định những trường hợp nào tước quyền thăm con sau ly hôn? Nếu bên còn lại ngăn cấm quyền thăm con thì bị xử lý như thế nào? Có thể yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn không? Hãy cùng công ty Luật Hùng Sơn tìm hiểu về vấn đề này thông qua câu hỏi cụ thể dưới đây.

Quảng cáo

Câu hỏi: 

Chào luật sư! Tôi và vợ đã ly hôn được vài tháng rồi, trong tờ giấy quyết định ly hôn của Tòa có mục không ai có quyền cản trở việc thăm nuôi con của mình. Nhưng vợ cũ của mình giấu con không cho mình thăm nom gặp mặt. Xin hỏi luật sư bây giờ tôi phải làm thế nào để hàng tháng được thăm nom con cái ạ? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân gia đình 2014;

– Luật thi hành án dân sự 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2019;

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

tước quyền nuôi con

2. Luật sư tư vấn trả lời:

2.1: Quy định pháp luật về quyền thăm con sau ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định dựa theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng. Các quyết định, bản án của Tòa này đã hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác được hình thành trước đó. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm đưa ra phán quyết để chấm dứt ràng buộc trong quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Căn cứ vào Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn được quy định cụ thể như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha/ mẹ không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng hằng tháng cho con.

– Sau khi đã ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được phép cản trở. Cha/ mẹ trực tiếp nuôi con cùng với các thành viên gia đình của họ không được phép cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Cha/ mẹ không trực tiếp nuôi con nếu có hành vi lạm dụng việc thăm nom con cái để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bên còn lại thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người đó.

 – Cha/ mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời cũng có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con và các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Quảng cáo

Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc vợ bạn ngăn cản không cho bạn thăm nuôi con cái là hành vi vi phạm quy định về quyền của cha, mẹ sau khi ly hôn

2.2: Tước quyền thăm con giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp vợ bạn có hành vi cản trở quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt vi phạm theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt là Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Bên cạnh đó, với trường hợp của bạn, khi vợ bạn có hành vi cản trở hoặc tước quyền thăm con của bạn thì bạn có thể:

– Tố cáo hành vi của vợ bạn tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để xử phạt hành vi của vợ bạn;

– Xin giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc vợ bạn có hành vi cản trở/ tước quyền chăm con của bạn. 

Hồ sơ yêu cầu vợ bạn thi hành án ly hôn để bạn có thể thăm nom con bao gồm: 

+ Đơn yêu cầu thi hành án ly hôn;

+ Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án;

+ Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc vợ bạn có hành vi cản trở/ tước quyền chăm con của bạn. 

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như trên, bạn mang nộp tại Cơ quan thi hành án nơi có Tòa án nhân dân đã xét xử vụ việc ly hôn của bạn để được giải quyết. Thời gian bạn có thể yêu cầu thi hành án về quyền thăm nom con cái sau khi ly hôn theo quy định là trong thời hạn năm năm, kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật.

Trên đây, Công ty Luật Hùng Sơn đã tư vấn chi tiết cho quý khách hàng về cách giải quyết khi bị hạn chế hoặc bị tước quyền thăm con. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006518 để được tư vấn giải đáp một cách nhanh gọn và chính xác.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn