Một khách hàng đã gửi yêu cầu Luật Hùng Sơn tư vấn pháp luật về nhãn hiệu tập thể với vấn đề sau:
Quảng cáo
Chào luật sư, tôi có vấn đề pháp lý muốn luật sư tư vấn:
Hội nông dân xã La Bằng – huyện Đại Từ – tỉnh Thái Nguyên là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng và hình”. Nhãn hiệu này có thời gian bảo hộ đến năm 2020. Hội nông dân xã La Bằng có 20 thành viên, và mẹ tôi là một thành viên trong Hội nông dân. Gia đình tôi đã sản xuất nhiều năm và có danh tiếng trong vùng. Mẹ tôi mất năm 2014. Tôi đi lấy chồng và sinh sống ở Bắc Cạn.
Tôi có trồng chè tại gia đình nhỏ của mình ở Bắc Cạn, đóng gói và dán nhãn Chè La Bằng và hình giống nhãn hiệu tập thể của mẹ tôi ở La Bằng – Thái Nguyên để bán ra thị trường. Tôi không có thỏa thuận để được sử dụng nhãn hiệu “Chè La Bằng và hình” với Hội nông dân. Tôi đã bị Hội nông dân gửi đơn khiến nại đến Cục Sở hữu trí tuệ. Luật sư cho tôi hỏi tại sao hành vi của tôi bị coi là vi phạm?
Luật sư tư vấn
Hành vi sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng và hình” là hành vi xâm phạm nhãn hiệu bởi những căn cứ sau:
1. Nhãn hiệu “Chè La Bằng và hình” đã được cấp văn bằng bảo hộ và chủ sở hữu là Hội nông dân xã La Bằng.
Nhãn hiệu tập thể Chè La Bằng đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) và có thời hạn bảo hộ đến 2020 và có chủ sở hữu là Hội nông dân xã La Bằng. Là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng và hình”, Hội Nông dân xã La Bằng có những quyền sau:
Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa bao bì, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Quyền định đoạt đối với nhãn hiệu tập thể.
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu.
2. Việc sử dụng nhãn hiệu không được chủ sở hữu cho phép hoặc không thuộc các trường hợp pháp luật cho phép.
Theo quy định pháp luật, người bị coi là có hành vi xâm phạm nhãn hiệu là người không phải là chủ sở hữu và cũng không phải là người được pháp luật cho phép theo khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sử dụng nhãn hiệu không được sự cho phép và không thuộc trường hợp được pháp luật cho phép sử dụng nhãn hiệu.
Đặc trưng của nhãn hiệu tập thể là chủ thể có quyền sử dụng nhãn hiệu là chủ sở hữu – tổ chức được thành lập hợp pháp, và thành viên của tổ chức đó. Việc sử dụng nhãn hiệu tập thể của thành viên tổ chức được thực hiện tuân theo quy chế riêng của tổ chức về việc sử dụng nhãn hiệu.
Quảng cáo
Chị không phải là thành viên của Hội nông dân, cũng không nhận được sự cho phép của Hội nông dân về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng và hình” thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng nên chị không có quyền sử dụng nhãn hiệu này.
Việc sử dụng nhãn hiệu của chị không thuộc các trường hợp được pháp luật cho phép là những trường hợp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 125: “b) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.”
Và điểm h: “h) Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”
Kết luận
Chè chị bán ra thị trường không phải sản phẩm chè La Bằng được đưa ra thị trường một cách công khai của Hội nông dân và thành viên của Hội nông dân xã La Bằng (trong đó có chè của mẹ chị làm) mà là chè chị tự làm và dán nhãn hiệu “Chè La Bằng và hình”.
Như vậy, việc sử dụng nhãn hiệu “Chè La Bằng và hình” của chị B không được sự cho phép của Hội nông dân xã La Bằng và cũng không thuộc trường hợp được pháp luật cho phép.
3. Sản phẩm chè chị B sản xuất và bán ra thị trường không đáp ứng tiêu chuẩn của sản phẩm chè La Bằng với nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng và hình”:
Sản phẩm chè của chị không làm từ chè có xuất xứ từ vùng sản xuất chè La Bằng đã được quy hoạch mà là từ cây chè chị trồng tại gia đình ở Bắc Cạn.
Việc sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm chè đều do chị quyết định và thực hiện, mà không theo quy chuẩn chè của Hội nông dân La Bằng.
Như vậy, việc chị sử dụng nhãn hiệu tập thể Chè La Bằng và hình trên sản phẩm chè của mình là xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể của Hội Nông dân xã La Bằng, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng của chè, khiến họ lầm tưởng đây là sản phẩm chè La Bằng.
Lời kết
Để kinh doanh sản phẩm chè của mình một cách hợp pháp, chị cần chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu “Chè La Bằng và hình” và tự xây dựng một nhãn hiệu mới có khả năng phân biệt với nhãn hiệu tập thể “Chè La Bằng và hình”.
Với đội ngũ chuyên viên pháp lý trình độ, kinh nghiệm cao, Luật Hùng Sơn chuyên thực hiện các dịch vụ pháp lý liên quan đến Sở hữu trí tuệ, đặc biệt là thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, Luật Hùng Sơn chuyên tư vấn về Doanh nghiêp, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nếu bạn có vướng mắc pháp lý.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ ngay đến tổng đài tư vấn miễn phí theo số 1900 6518 (từ 8:00 -18:00).
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.