Tư vấn điều kiện, thủ tục giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn

Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn? Cần đáp ứng những yêu cầu, điều kiện gì để tòa án thụ lý hồ sơ của bạn?

Quảng cáo

Câu hỏi của khách hàng:

Chào luật sư, tôi năm nay 30 tuổi, ly hôn năm 2015 và lúc đó con gái 24 tháng được giao cho vợ cũ nuôi dưỡng. Hiện nay vợ cũ đã tái hôn, con gái tôi được cha mẹ cô ấy chăm sóc nhưng chỉ cho tôi đến thăm 2 tiếng 1 tuần và không được đưa đi chơi. Tôi có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về vấn đề này, vậy tôi có thể giành lại quyền nuôi con không? Tôi có nhà và công việc ổn định, thu nhập hơn 15 triệu 1 tháng, ở chung với bố mẹ đều là công chức đã về hưu.

Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty luật Hùng Sơn, sau khi xem xét trường hợp của bạn và căn cứ vào luật hôn nhân và gia đình ban hành năm 2014 chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Trong trường hợp có yêu cầu giành lại quyền nuôi con từ cha hoặc mẹ theo quy định của khoản 5 điều 84 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tòa án sẽ xem xét giải quyết thay đổi quyền nuôi con;

Thủ tục ly hôn đơn phương

 

giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn

 

Quyết định thay đổi người nuôi con được giải quyết khi:

 Hai bên cha mẹ tự thỏa thuận lại với nhau quyền nuôi con trực tiếp với mục đích đem lại lợi ích tốt nhất cho con;

Chứng minh được người trực tiếp nuôi con không đáp ứng được các điều kiện cần thiết khi nhận nuôi;

Người trực tiếp nuôi con có hành vi đối xử không tốt với con hoặc không còn đủ khả năng để nuôi con;

Như vậy, trường hợp của bạn, con đã trên 36 tháng tuổi, vợ cũ không trực tiếp nuôi dưỡng mà giao cho ông bà nên hoàn toàn có thể giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn. Bạn có thể gửi đơn lên tòa án nhân dân huyện nơi vợ cũ đang cư trú để được giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào những chứng cứ mà bạn cung cấp để giải quyết lại quyền nuôi con cho bạn.

Cách giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn

Muốn giành được quyền nuôi con bạn cần có những chứng cứ, lợi thế nhất định. 5 ví dụ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Quảng cáo

1. Có chứng cứ chứng minh con bạn bị bạo hành trong thời gian chung sống với đối phương.

Người trực tiếp nuôi dưỡng con trước tiên là người yêu thương và dành nhiều tình cảm với con nhất. Do đó, nếu bạn có bằng chứng chứng minh được đối phương có những hành vi bạo hành về tinh thần hay thể xác, không quan tâm, không lo lắng cho con như thỏa thuận ban đầu thì khi lên Tòa bạn sẽ có rất nhiều lợi thế.

2. Chứng minh bạn có đủ điều kiện về kinh tế và tin thần cho con

Để đảm bảo bạn có thể nuôi được con tốt hơn đối phương thì chứng minh kinh tế là việc rất quan trọng. Nó có ý nghĩa quyết định để Tòa phán quyền nuôi con cho bạn.

3. Chứng minh được bạn có nhiều thời gian dành cho con

Người trực tiếp nuôi con ngoài điều kiện về kinh tế còn phải đảm bảo có đủ thời gian chăm sóc con. Ví dụ như trường hợp của bạn là ở chung với bố mẹ đã về hưu thì trong lúc bạn đi làm có thể nhờ bố mẹ trông con hộ. Đây là một lợi thế đối với bạn.

4. Chứng minh đối phương có nhân cách đạo đức không tốt

Tính cách của người trực tiếp nuôi dạy con sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con. Do đó nếu chứng minh được vợ cũ của bạn có những hành vi đạo đức không tốt, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách con cái sau này thì lúc lên Tòa bạn càng chiếm ưu thế.

5. Nhiều yếu tố khác

Ví dụ: con có nhiều tình cảm với bạn hơn, muốn ở với bạn, không muốn ở với mẹ…

Như vậy, để giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn, bạn cần chứng minh được nếu con về ở với mình thì sẽ đem đến cho con những điều tốt đẹp hơn hoặc chứng minh được những điều bất lợi khi con ở với đối phương.

Có thể bạn quan tâm : Làm thể nào để giành được quyền nuôi con khi ly hôn

Trên đây là toàn bộ nội dung công ty luật Hùng Sơn tư vấn về cách làm và quy trình giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn. Trong trường hợp có nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến pháp lý mà bạn không giải quyết được có thể ủy quyền cho chúng tôi để giải quyết nhanh nhất có thể. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn. 

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn