logo

Từ 1/4/2020 tài xế taxi công nghệ cần lưu ý 4 quy định mới

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 24-03-2020 |
  • Tin tức , |
  • 1022 Lượt xem

Bắt đầu từ ngày 1/4/2020, sẽ thực hiện dừng thí điểm taxi công nghệ (taxi Grab, Fastago…). Các hình thức kinh doanh này sẽ được chuyển sang áp dụng theo như Nghị định 10/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/4/2020. Theo đó sẽ có 4 lưu ý như sau mà tài xế taxi công nghệ nhất định cần phải ghi nhớ.

Quảng cáo

Xe phái có dán phù hiệu

Từ ngày 1/4/2020, các đơn vị kinh doanh vận tải và phương tiện kinh doanh vận tải mà đang tham gia kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016) sẽ phải dừng hoạt động thí điểm.

Các đơn vị này buộc cần phải chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp đối với đơn vị mình để có thể đảm bảo đúng quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Hoặc trở thành đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hoặc trở thành đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.

Theo đó, nếu như các đơn vị lựa chọn hình thức kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (đây là loại hình taxi công nghệ đang hoạt động thí điểm) phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu là 06 x 20cm.

4 lưu ý cho tài xế taxi công nghệ

Tài xế phải được đóng bảo hiểm

Theo Nghị định 10/2020 điểm a, khoản 3 Điều 34 thì đơn vị kinh doanh vận tải cần phải :

Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;

Như vậy, kể từ ngày 1/4/2020, tài xế taxi Grab…sẽ được ký hợp đồng lao động, được tham gia BHXH, BHYT…theo đúng như quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế.

Người lao động cần phải lưu ý điều này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân mình.

Quảng cáo

Giá chở khách không do ứng dụng kết nối quyết định

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP Điều 35, đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải sẽ chỉ được cung cấp phần mềm, không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải.

Như vậy, các đơn vị cung cấp phần mềm vận chuyển như Grab…sẽ không được trực tiếp quyết định giá.

Muốn quyết định giá thì sẽ phải kết nối với phần mềm của doanh nghiệp/hộp tác xã kinh doanh vận tải nơi mà lái xe đăng ký để doanh nghiệp/hợp tác xã quyết định giá theo phần mềm. Hoặc tự các đơn vị cung cấp phần mềm phải thực hiện đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Xe đang thí điểm cần phải cấp lại phù hiệu

Theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT, xe tham gia thí điểm cần phải gắn phù hiệu xe hợp đồng và đáp ứng đủ các điều kiện khác theo đúng quy định của pháp luật đối với các loại hình xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.

Tuy nhiên, tại Nghị định 10/2020 có quy định đối với xe hợp đồng có sức chứa mà dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe), đã được cấp phù hiệu hoặc biển hiệu theo như quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP cần phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo quy định tại Nghị định này và dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải.

Việc mà xin cấp lại phù hiệu này bắt buộc phải thực hiện xong trước ngày 1/7/2021.

Các loại hình xe công nghệ sẽ phải lựa chọn mô hình hoạt động 1/4/2020 và có thể sẽ cần phải đăng ký kinh doanh như một đơn vị vận tải, nếu như muốn tiếp tục các chức năng hiện tại. Tuy nhiên, cũng từ ngày này thì Grab hay các đơn vị đang thực hiện thí điểm theo Quyết định 24 sẽ được phép hoạt động ở các tỉnh thành, không chỉ bó buộc theo điều kiện thí điểm trước đây.

>>> Phù hiệu xe tải là gì? Hướng dẫn quy trình cấp phù hiệu xe tải mới nhất

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn