Trường hợp nào mẹ không được nuôi con

Trường hợp nào mẹ không được nuôi con? Do hai vợ chồng tôi đều là công chức, chúng tôi kết hôn hơn 10 năm nay và có hai con, con trai 8 tuổi và con gái 4 tuổi. Nếu tôi và chồng ly hôn tôi có được nuôi cả hai con không? Chồng tôi đòi nuôi con trai trong khi cả hai vợ chồng tôi đều có khả năng nuôi con như nhau. Vậy trong trường hợp này tôi có được nuôi cả hai con không?

Quảng cáo

Cơ sở pháp lý

Theo quy định tại Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền nuôi con sau ly hôn cụ thể như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn​

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Khi mẹ trực tiếp nuôi con thì bố sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con theo đúng quy định tại Điều 110 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Mẹ được giành quyền nuôi con khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Mẹ được giành quyền nuôi con khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

Luật sư tư vấn trả lời

Hai con của bạn đều trên 3 tuổi, căn cứ Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì 2 bạn sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con.

Trong trường hợp 2 vợ chồng không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án quyết định về việc nuôi con khi yêu cầu ly hôn. Tòa án nhân dân sẽ quyết định dựa vào quyền lợi của con (nhất là những điều kiện cho sự phát triển về thể chất, học lực, tinh thần) và điều kiện thực tế của 2 vợ chồng. Cụ thể như chỗ ở, công việc, đạo đức, lối sống, tình hình tài chính,…

Quảng cáo

Trong trường hợp người mẹ chứng mình có đầy đủ điều kiện để đảm bảo cho con cái phát triển tốt nhất thì có thể yêu cầu Tòa án về việc nuôi cả 2 con.

Đồng thời, theo Điều 110 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì mức độ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ và người được cấp dưỡng hay người giám hộ của người đó thỏa thuận dựa vào thu thập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trong trường hợp không thỏa thuận được từ phía Tòa án sẽ tiến hành giải quyết.

Dịch vụ tư vấn ly hôn của Luật Hùng Sơn

Đến với Luật Hùng Sơn, khách hàng chủ cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của vợ chồng và con cái. Đồng thời đưa ra những yêu cầu của vợ chồng khi ly hôn. Luật Hùng Sơn luôn sẵn sàng lắng nghe mong muốn và nguyện vọng của khách hàng nhằm đáp ứng nguyện vọng của họ khi ly hôn.

Dịch vụ tư vấn ly hôn uy tín và tận tâm tại Luật Hùng Sơn

Dịch vụ tư vấn ly hôn uy tín và tận tâm tại Luật Hùng Sơn

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệp và tư vấn tận tình, công ty Luật Hùng Sơn tự tin đáp ứng những yêu cầu tới từ mọi đối tượng khách hàng chuyên nghiệp và hài lòng tuyệt đối. Cụ thể như:

  • Tư vấn miễn phí và đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho khách hàng khi ly hôn.
  • Đưa ra hướng giải quyết giúp cho những cặp vợ chồng có thể làm thủ tục ly hôn nhanh chóng.
  • Giúp cho những cặp vợ chồng khi ly hôn tiết kiệm thời gian đi lại, không phải đi đi đi lại nhiều lần để thực hiện thủ tục ly hôn.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian khi khách hàng tiến hành ly hôn.
  • Giúp cho khách hàng soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị những giấy tờ và tài liệu cần thiết để ly hôn.
  • Lấy lợi ích của khách hàng làm trọng tâm khi tiến hành giải quyết ly hôn.
  • Đội ngũ luật sư tại Luật Hùng Sơn có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết trường hợp nào mẹ không được nuôi con sau ly hôn. Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con cái, người mẹ cần phải cam kết đủ điều kiện nuôi và chăm sóc con lên Tòa án. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy gọi ngay hotline 0964509555 để được tư vấn tận tâm nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
  • Thưa luật sư tôi và Ck kết hôn được 5 năm và có 2 đứa con 1 bé 3 tuổi và 1 bé 4 tuổi do mâu thuẫn nên dẫn tới ly hôn tôi muốn dành quyền nuôi con vì sau này Ck tôi sẽ lấy Vk nên tôi k muốn để con cho Ck nuôi thì tôi phải làm thế nào ạ cần giấy tờ gì . So với điều kiện thì tôi đi làm có lương đầy đủ còn Ck tôi thì làm tự do và có tính ăn chơi

    • Luật sư xin trả lời bạn như sau :
      TP hồ sơ cần chuẩn bị:
      – Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)
      – Hộ khẩu/sổ tạm trú/Giấy xác nhận cư trú của 2 vợ chồng
      – CMND/CCCD/Hộ chiếu của 2 vợ chồng
      – Giấy khai sinh của các con
      – Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (nếu tranh chấp về tài sản)
      Về vấn đề quyền nuôi con: Trường hợp nếu 2 vợ chồng không thỏa thuận được, chị cần chứng minh thu nhập của m đủ để nuôi 2 bé, điều kiện về chỗ ở, thời gian chăm sóc bé, … đồng thời chứng minh chồng chị không đủ khả năng về tài chính, về mặt tinh thần để nuôi con.

      Nếu chị cần tư vấn gì thêm xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn của chúng tôi 1900 6518 để được giải đáp sớm nhất. Trân trọng!

  • Thưa luật sư tôi và Ck kết hôn được 5 năm và có 2 đứa con 1 bé 3 tuổi và 1 bé 4 tuổi do mâu thuẫn nên dẫn tới ly hôn tôi muốn dành quyền nuôi con vì sau này Ck tôi sẽ lấy Vk nên tôi k muốn để con cho Ck nuôi thì tôi phải làm thế nào ạ cần giấy tờ gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn