Tư vấn pháp luật là hoạt động cung cấp cho các cá nhân, tổ chức những hiểu biết về pháp luật giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong các vụ việc cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Trung tâm tư vấn pháp luật chuyên nghiệp và uy tín là gì sẽ được Luật Hùng Sơn giới thiệu qua bài viết sau đây:
Trung tâm tư vấn pháp luật là gì
Trung tâm tư vấn pháp luật là thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật; có đội ngũ luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để thực hiện việc bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP quy định về hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại bao gồm:
- Hướng dẫn và giải đáp pháp luật;
- Tư vấn và cung cấp ý kiến pháp lý;
- Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các loại giấy tờ pháp lý khác;
- Cung cấp các văn bản pháp luật và thông tin pháp luật;
- Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn về pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Quyền của Trung tâm tư vấn pháp luật
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 8 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP quy định về Trung tâm tư vấn pháp luật có các quyền sau đây:
Thực hiện các vụ việc theo phạm vi quy định: Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử các luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để thực hiện việc bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
Đề nghị các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật;
Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật.
Nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn luật
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 8 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP quy định về Trung tâm tư vấn pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:
Tuân theo các quy định của Nghị định 77/2008/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của pháp luật về luật sư và trợ giúp pháp lý;
Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tư vấn viên về pháp luật, luật sư, cộng tác viên thực hiện tư vấn pháp luật của Trung tâm;
Báo cáo về Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tư pháp), nơi đặt trụ sở của Trung tâm tư vấn, báo cáo tổ chức chủ quản về tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu trong trường hợp đột xuất cần thiết.
Định kỳ hàng năm, Trung tâm tư vấn pháp luật sẽ phải thực hiện việc báo cáo Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động và tổ chức chủ quản về tổ chức, hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh trực thuộc. Báo cáo năm sẽ phải được gửi chậm nhất vào ngày 30 tháng 9. Số liệu báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 30 tháng 9 của năm tiếp theo.
Ngoài báo cáo định kỳ, trong trường hợp đột xuất, Trung tâm tư vấn pháp luật sẽ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo yêu cầu của Sở Tư pháp, tổ chức chủ quản hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bồi thường thiệt hại do lỗi của các tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm gây ra trong khi thực hiện việc tư vấn pháp luật giải quyết vụ việc.
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến Hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.