logo

Trọng tài thương mại là gì? Khái niệm và đặc điểm

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 10-04-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1372 Lượt xem

Một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay đó là trọng tài thương mại. Với nhiều ưu điểm vượt trội như thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đơn giản, nhanh chóng và linh hoạt. Điều này giúp các doanh nghiệp đảm bảo quá trình kinh doanh ổn định, bảo mật thông tin của các bên trong tranh chấp để không làm ảnh hưởng tới uy tín của họ. Vậy, trọng tài thương mại là gì? Quy định cụ thể của phương thức trọng tài này ra sao? Hãy cùng Luật Hùng Sơn lý giải chi tiết ở bài viết dưới đây!

Quảng cáo

1. Khái niệm trọng tài thương mại là gì?

Theo Khoản 1, Điều 3 của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, khái niệm trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do thỏa thuận giữa các bên. Việc tiến hành xử lý các tranh chấp cần phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010. Những tranh chấp ở đây phát sinh từ các hoạt động thương mại. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó phải có ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Hoặc tranh chấp khác giữa các bên được quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Khái niệm trọng tài thương mại được quy định rõ theo pháp luật

Trọng tài thương mại và phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đơn giản và linh hoạt. Nó tuân theo thỏa thuận giữa các bên giúp cho quá trình giải quyết những tranh chấp nhanh chóng. Trọng tài thương mại ở đây đóng vai trò như một cơ quan giải quyết các tranh chấp. Với cơ cấu tổ chức bao gồm: ban điều hành, ban thư ký cùng các trọng tài viên của trung tâm. Bộ máy của trung tâm trọng tài hoạt động đơn giản và gọn nhẹ.

2. Đặc điểm của trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại có thể được dùng để thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án truyền thống. Người thực hiện giải quyết tranh chấp giữa các bên được gọi là trọng tài viên. Họ có thể được người tham gia tranh chấp lựa chọn hoặc do Tòa án chỉ định. Với các đặc điểm cơ bản như sau:

2.1. Là một tổ chức phi chính phủ

Trọng tài thường trực cũng chính là trung tâm trọng tài đóng vai trò là tổ chức phi chính phủ. Tổ chức này có tư cách pháp nhân, có trụ sở, tài khoản và con dấu riêng.

Mặc dù là một tổ chức phi chính phủ nhưng những tổ chức này vẫn được sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Tuy nhiên, trung tâm trọng tài được thành lập từ một trọng tài viên chứ không phải do nhà nước thành lập. Đặc biệt, trung tâm trọng tài vẫn chịu sự quản lý từ nhà nước.

Tổ chức này được nhà nước hỗ trợ ban hành các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động của trung tâm trọng tài. Các trung tâm trọng tài hoạt động độc lập và có tư cách pháp nhân. Tương ứng với mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân. Nó tồn tại độc lập và bình đẳng với những trung tâm trọng tài khác.

Phán quyết của trọng tài dựa theo thỏa thuận của các bên

Phán quyết của trọng tài dựa theo thỏa thuận của các bên

2.2. Là sự kết hợp giữa thỏa thuận và tài phán

Trọng tài vụ việc được hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. Với mục đích giải quyết sự việc. Sau khi xảy ra tranh chấp được xử lý sẽ tự chấm dứt hợp đồng và không còn tồn tại nữa.

2.3. Phán quyết Trọng tài là chung thẩm

Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm. Các bên bắt buộc phải thi hàng, tuyệt đối không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đó cũng chính là điểm khác biệt và là ưu điểm nổi trội của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với Tòa án truyền thống.

Hơn nữa, phán quyết của trọng tài khách quan và có độ tin cậy cao. Vì vậy, các bên được toàn quyền chọn lựa trọng tài viên. Điều này giúp các bạn lựa chọn được trọng tài viên có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng để tham gia giải quyết tranh chấp.

2.4. Các trung tâm trọng tài có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ

Tổ chức và quản lý của trung tâm trọng tài hết sức gọn lẹ và đơn giản. Với sự góp mặt của ban điều hành, ban thư ký cùng các trọng tài viên. Trung tâm trọng tài hoạt động dựa theo sự điều hành của chủ tịch, phó chủ tịch và tổng thư ký. Để hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại diễn ra suôn sẻ thì không thể nào thiếu sự góp mặt của các trọng tài viên. Họ sẽ được các bên chỉ động hoặc do trung tâm trọng tài lựa chọn.

3. Các hình thức trọng tài thương mại

Hiện nay, trọng tài thương mại tồn tại dưới 2 hình thức cơ bản đó chính là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.

3.1. Trọng tài vụ việc

Trọng tài vụ việc được thành lập để giải quyết tranh chấp của một vấn đề nhất định nào đó. Đồng thời trọng tài vụ việc sẽ tồn tại cho tới khi các tranh chấp được giải quyết một cách ổn thỏa. Đó cũng là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam và được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới. Và đương nhiên quy định về hình thức trọng tài về pháp luật ở các nước khác nhau sẽ có mức độ không giống nhau.

Quảng cáo

Các đặc trưng cơ bản của trọng tài vụ việc:

  • Trọng tài vụ việc có hoặc không nằm trong danh sách của trung tâm trọng tài. Đáng chú ý hơn cả là trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực và cũng không có bộ máy điều hành.
  • Trọng tài này không có quy tắc về tố tụng riêng cho mình và thường chọn một quy tắt bất kỳ nào đó từ các trung tâm trọng tài nổi tiếng. Các bên tham gia cũng có quyền lựa chọn những quy tắc về tố tụng bất kỳ.

Trọng tài vụ việc tồn tại cho tới khi tranh chấp được giải quyết xong

Trọng tài vụ việc tồn tại cho tới khi tranh chấp được giải quyết xong

3.2. Trọng tài thường trực

Hình thức trọng tài này được tổ chức khá chặt chẽ. Trọng tài thường trực có bộ máy và trụ sở làm việc thường xuyên. Theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng, trọng tài thường trực thường có danh sách các trọng tài viên. Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn và có tên tuổi trên thế giới đều được thành lập dựa vào mô hình này. Với những tên gọi như là: trung tâm trọng tài, viện trọng tài, ủy ban trọng tài,… Tuy nhiên chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay vẫn là hình thức tổ chức dưới dạng trung tâm trọng tài.

Những đặc trưng cơ bản của trọng tài thường trực:

Mỗi trung tâm trọng tài đều được quyết định về lĩnh vực hoạt động của mình. Đặc biệt, họ cũng được quyền tự tạo ra những quy tắc tố tụng riêng khác biệt so với các trung tâm trọng tài khác. Điều này tạo nên thương hiệu cho trung tâm trọng tài đó. Trung tâm trọng tài thường trực dựa vào trình độ chuyên môn của các trọng tài viên để xác định lĩnh vực hoạt động phù hợp với khả năng của họ. Lưu ý lĩnh vực hoạt động của trung tâm trọng tài cần phải được ghi rõ trong điều lệ của trung tâm trọng tài.

Để có thể giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì các hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài phải được thực hiện bởi các trọng tài viên. Tương ứng với mỗi trung tâm trọng tài sẽ có một danh sách trọng tài viên để giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Việc lựa chọn họa chỉ định trọng tài viên để giải quyết những vấn đề tranh chấp thì nằm trong danh sách trọng tài viên của trọng tài.

4. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Tùy vào từng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra khi sử dụng phương thức trọng tài thương mại. Thỏa thuận của trọng tài được thể hiện dưới dạng một điều khoản của hợp đồng hay hình thức thỏa thuận riêng. Tuy nhiên bắt buộc thỏa thuận cần phải lập thành văn bản. Những hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

  • Thỏa thuận được xác lập thông qua việc trao đổi giữa các bên bằng thư điện tử, telegram, fax, telex, hay những hình thức khác đúng theo quy định mà pháp luật đề ra.
  • Xác lập thỏa thuận qua thông tin trao đổi giữa các bên.
  • Thỏa thuận được công chứng viên, luật sư hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại thành văn bản đúng theo yêu cầu của các bên.
  • Trong giao dịch giữa các bên có dẫn chiếu tới 1 văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như là: điều lệ công ty, hợp đồng, chứng chứ và các tài liệu tương tự khác.
  • Thông qua việc trao đổi về đơn khởi kiện và biên bản tự bảo vệ. Trong đó thể hiện rõ ràng sự tồn tại của thỏa thuận một bên đưa ra mà bên còn lại không phủ nhận.

Trọng tài thương mại có thể được thỏa thuận hoặc vô hiệu hóa

Trọng tài thương mại có thể được thỏa thuận hoặc vô hiệu hóa

Tuy nhiên đối với những trường hợp sau đây thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu hóa:

  • Thỏa thuận của trọng tài được xác lập để xử lý tranh chấp không thuộc lĩnh vực được quy định ở Điều 2 Luật trọng tài Thương mại năm 2010. Theo quy định của Pháp luật, đối tượng xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền. Người xác lập không phải là người đại diện theo pháp luật. Hoặc họ không phải là người được được ủy quyền hợp pháp hoặc người được ủy quyền hợp pháp nhưng lại vượt qua phạm vi ủy quyền.
  • Người xác lập thỏa thuận trọng tài hoàn toàn không có năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật dân sự.
  • Hình thức thỏa thuận trọng tài không phù hợp với các quy định nêu trên.
  • Một trong các bên bị đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài đồng thời có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu hóa.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm do pháp luật đưa ra.

5. Có nên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không?

So với việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án truyền thống thì hình thức trọng tài có nhiều ưu điểm nổi trội hơn như:

  • Thủ tục đơn giản và linh hoạt theo thỏa thuận giữa các bên xảy ra tranh chấp. Điều này giúp việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn. Các bên sẽ không mất quá nhiều thời gian và chờ đợi nhiều khâu để giải quyết một vấn đề.
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thường không công khai. Điều này giúp các cá nhân và doanh nghiệp bảo mật được thông tin, đảm bảo uy tín của mình. Các thông tin đó hoàn toàn có thể gây bất lợi đến hoạt động kinh doanh của họ.

Vì 2 lý do trên nên các cá nhân, tổ chức thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hơn Tòa án.

Thông tin cá nhân, doanh nghiệp hoàn toàn được bảo mật khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Thông tin cá nhân, doanh nghiệp hoàn toàn được bảo mật khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Bên cạnh ưu điểm về thời gian cũng như linh hoạt trong các thức giải quyết tranh chấp, hình thức trọng tài còn tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể như:

  • Khó khăn trong việc thu thập các bằng chứng, nhân chứng
  • Nếu như một trong các bên không có ý hợp tác thì tranh chấp sẽ được đưa lên Tòa án.
  • Phán quyết của trọng tài có thể bị Tòa án xem xét lại và hủy khi có đơn yêu cầu.

Vì vậy, tùy vào từng trường hợp khác nhau mà các bên xem xét nên sử dụng hình thức trọng tài thương mại hay đưa lên Tòa án. Đa phần những tranh chấp nhỏ và cần tính bảo mật cao thì phương thức Trọng tài vẫn được sử dụng phổ biến.

Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết lý giải trọng tài thương mại là gì? Đặc điểm và điều kiện giải quyết bằng phương thức trọng tài. Nếu như các bạn quan tâm tới vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin về bất kỳ dịch vụ pháp lý nào, đừng quên theo dõi những bài viết sau của Luật Hùng Sơn nhé!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn