logo

Trình tự giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã

Tranh chấp đất đai là vấn đề không hiếm gặp. Các bên có thể tự hòa giải tranh chấp đất đai hoặc nhờ cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Vậy thủ tục hòa giải như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu đầy đủ thông tin chi tiết để mọi người tham khảo nhé!

Quảng cáo

1. Cơ quan tổ chức hòa giải

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, chủ tịch uUBND cấp xã có người có quyền và trách nhiệm giải quyết việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. 

2. Quy trình hòa giải tranh chấp đất đại tại UBND xã

Quy định về trình tự hòa giải tranh chấp đất đai được thể hiện rõ tại khoản 57 điều 2 nghị định 01/2017/NĐ- CP. Cụ thể:

2.1. Tiếp nhận hồ sơ

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết vấn đề này, UBND cấp xã phải thực hiện:

  • Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp
  • Thu thấp giấy tờ, tài liệu về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng đất do các bên cung cấp
  • Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Hội đồng hòa giải cần có đủ các thành phần: 
    • Chủ tịch/ phó chủ tịch UBND là chủ tịch hội đồng
    • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn
    • Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn. Những người này cần phải biết rõ về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng của các bên tranh chápa
    • Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn
    • Ngoài ra tùy trừng trường hợp, thành phần hội đồng còn có thể mời thêm đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Việc hòa giải chỉ được diễn ra khi có mặt của các bên tranh chấp. Nếu 1 trong 2 bên vắng mặt đến lần thứ 2 thì việc hòa giải không thành công.

hòa giải tranh chấp đất đai

2.2. Lập biên bản hòa giải

Kết quả hòa giải bắt buộc phải được lập thành biên bản. Trong đó cần thể hiện các nội dung:

Quảng cáo
  • Thời gian và địa điểm hòa giải
  • Thành phần tham dự hòa giải
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp: nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp
  • Ý kiến của hội đồng hòa giải 
  • Những nội dung đã được các bên tham gia thỏa thuận hoặc không đồng tình
  • Ngoài ra, biên bản cần có chữ ký của chủ tích hội đồng hòa giải, các bên tranh chấp và các thành viên tham gia. Đồng thời biên bản phải được đóng dấu của UBND xã và gửi cho các bên tranh chấp và lưu lại tại UBND

Xem thêm >> Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

2.3. UBND tiếp tục giải quyết nếu các bên không đồng tình

Sau 10 ngày kể từ ngày biên bản hòa giải được thành lập, nếu các bên có ý kiến không đồng tình thì chủ tịch UBND tổ chức lại cuộc hợp Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để giải quyết tiếp.

Nếu kết quả hòa giải được 2 bên tán thành và có thay đổi về ranh giới sử dụng đất, UBND gửi biên bản hòa giải đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

Trong trường hợp hòa giải không thành, hoặc sau khi hòa giải các bên có thay đổi ý kiến về kết quả thì UBND lập biên bản hòa giải không thành, hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

3. Thời hạn tổ chức hòa giải

Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến quy trình, thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu cần tư vấn gì thêm các bạn hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn nhé!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn