Tranh chấp lao động là gì? Các loại tranh chấp lao động. Căn cứ vào quy mô của tranh chấp. Căn cứ vào tính chất của tranh chấp. Thay đổi trong nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết dưới đây
Tranh chấp lao động là gì?
Là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích liên quan đến công việc, tiền lương, thu nhập,… về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể và trong quá trình học nghề.
Một vụ việc được coi là tranh chấp lao động khi các bên tham gia đã tự bàn bạc, thương lượng, hòa giải mà không đi đến được thỏa thuận chung. Từ đó, cần phải có sự can thiệp của chủ thể thứ ba, trọng tài hoặc xét xử.
Các loại tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động cá nhân
Tranh chấp cá nhân là bất đồng giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động của mình. Đây cũng có thể bao gồm các tính huống mà một số người lao động không đồng ý với người sử dụng lao động của họ về cùng một vấn đề, nhưng mà mỗi người lao động lại hành động riêng rẽ.
Tranh chấp lao động tập thể
Là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh trong quan hệ giữa tập thể người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động,…
Căn cứ vào tính chất của tranh chấp
– Tranh chấp về quyền
– Tranh chấp về lợi ích
Ngoài 2 cách phân loại phổ biến trên thì tranh chấp lao động có thể được phân loại căn cứ vào nội dung tranh chấp: về tiền lương, thời gian làm việc, kỷ luật lao động,…
Thay đổi trong nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Nếu như BLLĐ năm 2012 quy định việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
Đến BLLĐ năm 2019, nguyên tắc này đã bị bãi bỏ. Do đó, hai bên trong tranh chấp lao động không còn bắt buộc phải trực tiếp thương lượng để giải quyết.
Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động;
– Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật;
– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật;
– Việc giải quyết được tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý…
Thẩm quyền giải quyết
Do tính chất đặc thù của tranh chấp lao động, Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
Đối với tranh chấp lao động cá nhân
Theo điều 200 của Bộ luật lao động 2012 quy định cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
- Hoà giải viên lao động.
- Toà án nhân dân.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Đối với tranh chấp lao động tập thể
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định tại Điều 203 của Bộ luật lao động 2012. Cụ thể là:
- Tranh chấp tập thể về quyền thuộc thẩm quyền giải quyết của hoà giải viên lao động; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân.
- Tranh chấp tập thể về lợi ích thuộc thẩm quyền giải quyết của Hoà giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động.
Lưu ý rằng:
- Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đề cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề.
- Hội đồng trọng tài lao động được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thư ký Hội đồng và các thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Nguyên nhân phát sinh
Phía người lao động
Nó xảy ra thường là do yêu cầu chính đáng của người lao động mà những công sức của họ bỏ ra chưa được thỏa đáng. Ngoài ra, một phần cũng là do trình độ văn hóa của người lao động còn rất hạn chế, quyền lợi của họ mà họ cũng không rõ. Từ đó mà xảy ra các mâu thuẫn.
Phía người sử dụng lao động
Vì mục đích riêng của người sử dụng lao động như muốn thu nhiều lợi nhuận mà họ đã tìm mọi cách để tận dụng hết sức của người lao động. Từ đó mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Phía công đoàn
Đây là một tổ chức có vai trò vô cùng quan trọng. Họ đại điện cho người lao động để bảo vệ những quyền lợi. Với vai trò lớn lao như vậy mà họ lại chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, có thể là do hoạt động còn kém và một số công ty doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn.
Phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thường xuyên kiểm tra giám sát. Họ buông lỏng trong hoạt động quản lý, không thực hiện thanh tra thường xuyên. Từ đó dẫn đến không phát hiện hoặc xử lý không kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Tranh chấp lao động là gì? Các loại tranh chấp lao động” Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
- Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Hải Dương - 30/11/2023
- Dịch vụ đăng ký mã vạch tại Khánh Hòa nhanh nhất - 29/11/2023
- Dịch vụ đăng ký mã vạch tại Lạng Sơn nhanh nhất - 27/11/2023