Trong số các tranh chấp đất đai, tranh chấp giải quyết đất khai hoang gặp nhiều khó khó khăn nhất bởi nó khó xác định được chủ sở hữu hợp pháp. Vì vậy sẽ có hàng loạt câu hỏi đặt ra trong quá trình giải quyết tranh chấp này. Cụ thể như đất khai hoang có được cấp sổ đỏ hay không? Giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ như thế nào? Thủ tục và hồ sơ khởi kiện đất khai hoang khi bị lấn chiếm ra sao? Tất cả sẽ được Luật Hùng Sơn lý giải ở bài viết dưới đây!
1. Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?
Đất khai hoang được cấp sổ đỏ khi đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 2, Điều 101 Luật Đất Đai năm 2013. Quy định cụ thể như sau:
- Đất được sử dụng ổn định trước ngày 1.7.2004.
- Đất sử dụng tuyệt đối không vi phạm pháp luật, chi tiết như sau:
- Không lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng khi Nhà nước công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ.
- Sau khi Nhà nước công bố chỉ giới xây dựng, tuyệt đối không lấn chiếm lòng lề đường và vỉa hè sau khi
- Không lấn và chiếm đất sử dụng mục đích trụ sở cơ quan, công trình công cộng, công trình sự nghiệp khác.
- Không lấn, chiếm đất đã được Nhà nước giao; không thi tiền sử dụng đất cho những nông trường, lâm trường quốc doanh, trung tâm, trang trại, ban quản lý rừng, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp
- Không lấn, chiếm đất chưa sử dụng hay trong trường hợp phải xin phép mà đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý.
- Đất đai phải được uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt tại nơi đã có quy hoạch.
Đất khai hoang được cấp sổ đỏ khi đáp ứng điều kiện tại khoản 2, Điều 101 Luật Đất Đai năm 2013
2. Giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ
Phương pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp mà đảm bảo tình cảm láng giềng giữa bạn và gia đình hàng xóm là 2 bên nên tự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, khi 2 bên không thể tự thoả thuận được thì có thể nhờ tới sự can thiệp của chính quyền.
Trước tiên là thủ tục hoà giải ở địa phương xảy ra tranh chấp. Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 như sau:
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
……..
Giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ tuân theo quy định của pháp luật
Thủ tục hoà giải ở địa phương là bắt buộc đối với tranh chấp người nào có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đối với trường hợp hoà giải tranh chấp đất đai ở xã không thành, các bạn có thể thực hiện những thao tác tiếp theo như sau:
Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013 về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có quy định:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
…………
Nếu như bạn lựa chọn giải quyết tranh chấp ở uỷ ban nhân dân có thẩm quyền thì hãy gửi đơn yêu cầu giải quyết tới uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi sở hữu mảnh đất đó. Còn khi chọn Toà án thì gửi đơn ra toà cấp huyện nơi có bất động sản tranh chấp theo căn cứ theo khoản 9, Điều 26, điểm a Khoản 1, Điều 35 và theo điểm c khoản 1 Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Các bạn nên chuẩn bị tài liệu chứng minh mảnh đất đó được gia đình mình sử dụng trong thời gian dài (khoảng 50 năm). Đồng thời không xảy ra tranh chấp cho tới điểm hiện tại. Chẳng hạn như lời khai của các hộ dân sống xung quanh.
3. Thủ tục, hồ sơ khởi kiện đất khai hoang bị lấn chiếm
Khi đất khai hoang bị lấn chiếm, thu hồi, người dân muốn khởi kiện để nhận lại đất hoặc nhận đền bù thì cần làm thủ tục, hồ sơ khởi kiện ra sao? Nội dung sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin pháp lý cần thiết và hướng dẫn cách thực hiện thủ tục khởi kiện đất khai hoang bị lấn chiếm.
Hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện đúng theo form mẫu.
- Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện (hồ sơ tài liệu có liên quan tới yêu cầu khởi kiện);
- Giấy tờ tuỳ thân (chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu,…).
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thủ tục khởi kiện khi đất khai hoang bị lấn chiếm
Thủ tục hòa giải khi đất khai hoang bị lấn chiếm
Theo quy định tại Điều 202 của Luật Đất Đai năm 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được cần phải gửi đơn tới uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn bị lấn chiếm để hoà giải.
Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hoà giải tranh chấp đất đai ngay tại địa phương của mình.
Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai ở Uỷ ban nhân dân cấp xã được tiến hành không quá 45 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
Việc hoà giải cần được lập thành biên bản có chữ ký của nhiều bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc không thành của uỷ ban nhân dân cấp xã.
Trong trường hợp không hoà giải được hoặc kéo dài thời gian giải quyết thì cần làm đơn khởi kiện tới Toà án nhân dân cấp huyện có đất để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp.
Thủ tục khởi kiện khi đất khai hoang bị lấn chiếm
Để đảm bảo quyền lợi sử dụng đất khai hoang, trước hết người khởi kiện cần phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Cụ thể như: giấy tờ tham gia đóng thuế từ năm 1995 tới nay, xác nhận của UBND xã về diện tích đất dùng ổn định lâu dài, những giấy tờ chứng minh có liên quan khác,…
Nếu muốn Toà án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, đất khai hoang bị lấn chiếm cần thực hiện theo đúng thủ tục khởi kiện như sau:
Gửi đơn khởi kiện tới Toàn án qua các hình thức:
- Nộp trực tiếp đến Toà án;
- Gửi trực tiếp qua hình thức điện tử của Cổng thông tin điện tử mà Toà án cung cấp (nếu có).
- Toà án sau khi nhận được đơn khởi kiện sẽ tiến hành xem xét để đưa ra quyết định thụ lý vụ việc tranh chấp đất. Sau khi thụ lý vụ án xong, toà án sẽ thực hiện các công việc, thủ tục để xét xử.
- Sau khi xét xử sơ thẩm xong, nếu không đồng ý với bản án đó bạn có quyền nộp đơn kháng cáo tới Toà án nhân dân cấp tỉnh để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về vụ việc tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới Luật Hùng Sơn để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất nhé!