logo

Tố tụng là gì? Quy định về tố tụng tại Việt nam

Tố tụng là một thuật ngữ khá quen thuộc trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động tố tụng có vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống con người. Vậy Tố tụng là gì? Quy định về tố tụng tại Việt Nam? Bài viết sau đây Luật Hùng Sơn sẽ chia sẻ tới bạn đọc cái nhìn tổng thể về các khái niệm về tố tụng là gì

Quảng cáo

Tố tụng là gì?

Khái Niệm tố tụng là gì:

Tố tụng là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục tranh tụng như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính,…

Thủ tục tố tụng là một hoạt động tìm cách kích hoạt quyền lực của tòa án để thi hành một điều luật. Mặc dù thuật ngữ này có thể được định nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn khi hoàn cảnh yêu cầu, nhưng đã lưu ý rằng “thủ tục tố tụng pháp lý bao gồm các thủ tục tố tụng được đưa ra bởi hoặc theo sự xúi giục của cơ quan công quyền, và kháng cáo quyết định của tòa án hoặc tòa án “.

Thủ tục tố tụng nói chung được đặc trưng bởi một quy trình có trật tự, trong đó những người tham gia hoặc đại diện của họ có thể đưa ra bằng chứng ủng hộ cho yêu cầu của họ, và tranh luận để ủng hộ những diễn giải cụ thể của pháp luật, sau đó một thẩm phán, bồi thẩm đoàn hoặc nhân chứng khác đưa ra xác định các vấn đề thực tế và pháp lý.

Ở Việt Nam hiện nay có 3 loại thủ tục tố tụng

  • Thủ tục tố tụng hình sự;
  • Thủ tục tố tụng dân sự;
  • Thủ tục tố tụng hành chính.

Các loại tố tụng ở Việt Nam

Tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, được Quốc hội ban hành ngày 27/11/2015, có hiệu lực ngày 01/01/2018.

Tố tụng hình sự là bao gồm những trình tự, thủ tục nhằm xem xét, đánh giá một hay nhiều hành vi cụ thể có vi phạm pháp luật hình sự hay không, người vi phạm phải chịu trách nhiệm ở khung hình phạt nào và thực hiện những thủ tục tố tụng liên quan.

Tố tụng hình sự điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng hình sự gồm: cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác được pháp luật quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Tố tụng dân sự

Tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực pháp luật ngày 01/7/2016.

Tố tụng dân sự là những trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, thông thường là những vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các yêu cầu về giải quyết việc dân sự.

Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Quảng cáo

Tố tụng hành chính 

Tố tụng hành chính được quy định tại Bộ luật tố tụng hành chính, được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực pháp luật ngày 01/7/2016.

Tố tụng hành chính bao gồm các trình tự, thủ tục như: khởi kiện hành chính, quá trình thụ lý, chuẩn bị và xét xử vụ án, thi hành án hành chính và còn giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Tố tụng hành chính khác với hoạt động hành chính, tố tụng hành chính không phải là hình thức giải quyết khiếu nại, tố cáo đơn thuần như hoạt động hành chính. Mọi hoạt động tố tụng hành chính của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hành chính.

Quy định pháp luật về tố tụng 

Quy định về thủ tục tố tụng hình sự

Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tố tụng hình sự trải qua các giai đoạn như:

  • Cơ quan điều tra, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố;
  • Sau khi điều tra, có quan có thẩm quyền phải có một trong những quyết định: Khởi tố/ không khởi tố vụ án; tạm đình chỉ giải quyết.
  • Ra cáo trạng truy tố bị can tại Tòa; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ/ tạm đình chỉ vụ án;
  • Thụ lý và xét xử tại Tòa án có thẩm quyền

Quy định về thủ tục tố tụng dân sự

Căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự 2015, mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện theo trình tự sau:

  • Đương sự khởi kiện vụ án/ yêu cầu giải quyết việc dân sự;
  • Tòa án nhận đơn, xem xét và giải quyết đơn;
  • Tòa án sẽ ra một trong các thông báo: Thông báo thụ lý/ không thụ lý; sửa đổi, bổ sung;
  • Tổ chức các buổi hòa giải, làm việc cho đương sự và chuẩn bị xét xử;
  • Xét xử.

Quy định về thủ tục tố tụng hành chính

Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hành chính 2015, thủ tục tố tụng hành chính diễn ra như sau:

  • Khởi kiện hành vi hành chính/ quyết định hành chính;
  • Xem xét, thụ lý đơn khởi kiện;
  • Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định: quyết định đưa vụ án ra xét xử; tạm đình chỉ/ đình chỉ vụ án;
  • Xét xử vụ án tại Tòa.

Các nguyên tắc của tố tụng

Nguyên tắc của tố tụng hình sự

  • Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.
  • Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
  • Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật.
  • Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân.
  • Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.
  • Suy đoán vô tội.
  • Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
  • Xác định sự thật của vụ án.
  • Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
  • Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  • Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự.
  • Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra.
  • Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
  • Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
  • Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia.
  • Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
  • Tòa án xét xử tập thể.
  • Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai.
  • Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
  • Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
  • Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.
  • Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự.
  • Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
  • Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
  • Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
  • Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự.

Nguyên tắc của tố tụng dân sự

  • Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự.
  • Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.
  • Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
  • Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
  • Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.
  • Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Hòa giải trong tố tụng dân sự.
  • Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự.
  • Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
  • Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
  • Tòa án xét xử tập thể.
  • Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai.
  • Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự.
  • Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.
  • Giám đốc việc xét xử.
  • Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.
  • Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự.
  • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
  • Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án.
  • Việc tham gia tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Bảo đảm tranh tụng trong xét xử.
  • Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc của tố tụng hành chính

  • Tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính.
  • Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và phải tuân theo pháp luật.
  • Xét xử công khai.
  • Thực hiện xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.
  • Đảm bảo sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính.
  • Đảm bảo quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
  • Đảm bảo quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện.
  • Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. về “Tố tụng là gì? Quy định về tố tụng tại Việt Nam” .Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn