Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại

Hiện nay, trong một nền kinh tế đang phát triển như hiện tại tín dụng được xem như một phần không thể thiếu. Hiện nay có rất nhiều loại tín dụng trong đó còn có nhiều người vẫn còn băn khoăn với hình thức tín dụng thương mại. Vậy tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại. Cùng tìm hiểu dưới bài viết sau của Luật Hùng Sơn để giải đáp câu hỏi tín dụng thương mại là gì?

Quảng cáo

Cơ sở pháp lý

  • Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng năm 2017;
  • Luật Tổ chức các tín dụng 2010;

Tín dụng thương mại là gì?

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa sản phẩm. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới các hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa.

Hành vi mua bán hàng hóa chịu được xem là hình thức tín dụng. Người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn hàng hóa tạm thời trong một thời gian nhất định, và khi đến thời hạn nhất định đã được thỏa thuận, người mua sẽ phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và bao gồm cả phần lãi cho người bán chịu.

Tín dụng thương mại cũng là loại tín dụng dưới hình thức các nhà kinh doanh ứng vốn hoặc cho vay lẫn nhau, bằng cách bán chịu hàng hóa hoặc thông qua lưu thông kỳ phiếu, từ đó làm thông suốt và thúc đẩy lưu thông tư bản.

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay mua bán trả góp hàng hóa. Đến thời hạn đã thỏa thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc lẫn lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.

Bản chất của tín dụng thương mại

Với hình thức bán chịu hàng hóa, người bán chịu là người cho vay họ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng lượng giá trị hàng hóa cho người mua chịu hay còn gọi là người đi vay. Người mua chịu được phép sử dụng số vốn đó, sau một thời gian mới hoàn trả cho người bán chịu cả gốc lẫn lãi.

Tín dụng thương mại ra đời và phát triển là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hàng hóa, xuất phát từ nhu cầu cần có vốn tạm thời trong quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đối với việc bán chịu hàng hóa, người bán có hàng để bán, người mua chưa có tiền hoặc chưa đủ tiền, cho nên họ cần sử dụng tín dụng thương mại.

Người bán chịu có lợi ở đây là đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, thu được lợi tức là lãi tiền vay, chuyển nhượng thương phiếu để thu hồi vốn trước hạn. Người mua chịu có được hàng hóa để đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh doanh tiến hành liên tục.

Ưu điểm của tín dụng thương mại

Đối với nhà cung cấp

Giành được khách hàng mua mới: Tín dụng thương mại là một cách dễ dàng để giảm bớt dòng tiền, giúp cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ. Với tư cách là một nhà cung cấp, sử dụng tín dụng thương mại là một chiến thuật hữu ích để doanh nghiệp giành được những khách hàng mới, đặc biệt nếu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đòi thanh toán trước.

Bán nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn: Các nhà cung cấp có thể kết hợp được tín dụng thương mại với khuyến mãi chiết khấu hàng loạt để khuyến khích người mua chi tiêu mạnh hơn. Nếu người mua nhanh chóng bán được hết hàng, khả năng cao họ quay lại mua thêm hàng thêm nhiều lần nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tạo nên lòng trung thành của người mua: Tín dụng thương mại của nhà cung cấp có thể giúp ngăn người mua tìm kiếm đến các nhà cung cấp khác và từ đó củng cố mối quan hệ giữa người cung cấp và người mua. Tín dụng thương mại dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên, mối quan hệ đôi bên cùng có lợi có thể tạo nên lòng trung thành của người mua.

Đối với người mua

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa khởi nghiệp: Tín dụng thương mại có thể hữu ích cho các doanh nghiệp mới không đủ vốn hoặc đảm bảo các khoản vay kinh doanh, nhưng cần có hàng hóa nhanh chóng

Có được lợi thế cạnh tranh: Tín dụng thương mại mang lại lợi thế cạnh tranh cho người mua trong trường hợp khi đối thủ của họ mua hàng hóa phải trả trước. 

Quảng cáo

Không cần trả trước tiền mặt: Bởi vì không cần trả trước ngay, người mua có thể tích trữ kịp thời hàng hóa cho nhu khi vào mùa cầu cao điểm. Chẳng hạn như đặt các đơn hàng lớn hơn để tận dụng vào các thời điểm bán hàng quan trọng như lễ, tết…

Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh: Tín dụng thương mại được coi như là một khoản vay không tính lãi. Đó là một cách tốt nhất để giữ dòng tiền mặt trong doanh nghiệp. Thay vì sử dụng nhiều tiền mặt dự trữ, doanh nghiệp đang bán hàng thay cho các nhà cung cấp một cách hiệu quả và sẽ thu được lợi nhuận từ hoạt động này.

Nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp: Chứng minh doanh nghiệp có thể thanh toán thường xuyên, liên tục bằng tín dụng là một cách tốt nhất để thiết lập và duy trì doanh nghiệp với tư cách, vị thế là một khách hàng có giá trị. Một lịch sử tín dụng thương mại tốt sẽ giúp doanh nghiệp trở thành một người mua ưu tiên trong mắt các nhà cung cấp.

Giảm giá và mua số lượng lớn: Các nhà cung cấp có thể sẽ giảm giá hấp dẫn dành cho những khách hàng tín dụng thương mại thanh toán sớm và đầy đủ, đây là một cách hữu ích để nhận được chiết khấu. Các doanh nghiệp có lịch sử tín dụng thương mại tốt có thể sẽ được giảm giá, đặc biệt là đối với các giao dịch khi mua số lượng lớn hoặc quyền truy cập độc quyền vào các hàng hóa và dịch vụ.

Nhược điểm của tín dụng thương mại

Đối với nhà cung cấp

Thanh toán chậm: Người mua trả tiền trễ là vấn đề lớn mà hầu hết các nhà cung cấp phải đối mặt khi cung cấp dịch vụ tín dụng thương mại. 

Nợ xấu: Rủi ro lớn nhất của tín dụng thương mại mà tất cả các nhà cung cấp phải đối mặt là các khoản nợ xấu khó đòi. Nợ khó đòi là khoản lỗ lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào và nó có thể lấy đi toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Do vậy, nhà cung cấp cần phải tuân thủ theo các điều khoản tín dụng của mình và không nên cố gắng tìm mọi cách mở rộng các điều khoản bất hợp lý cho bất kỳ người mua nào.

Các vấn đề về dòng tiền: Việc thanh toán chậm hoặc người mua bùng không thanh toán sẽ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về dòng tiền đối với nhà cung cấp. 

Chi phí chiết khấu tiền mặt: Là một cách để khuyến khích người mua thanh toán sớm, các nhà cung cấp sẽ đưa ra những chiết khấu khi thanh toán sớm. Điều này làm giảm lợi nhuận của họ trên doanh số bán hàng.

Điều hành các phòng ban đặc biệt: Nhà cung cấp cần bỏ những khoản khi phí khác cho việc điều hành các bộ phận đặc biệt dùng để quản lý tín dụng thương mại ví dụ như: bộ phận đánh giá khách hàng, bán hàng, thu tiền, pháp lý…

Đối với người mua

Bỏ lỡ cơ hội giảm giá: Tất cả các nhà cung cấp cung cấp luôn chiết khấu trên số tiền hóa đơn nếu thanh toán sớm hoặc được thực hiện thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp. Nếu người mua được hưởng tín dụng thương mại, đồng nghĩa với việc là họ sẽ phải bỏ qua khoản chiết khấu này.

Tiền phạt và lãi suất: Tín dụng thương mại là một khoản nợ không lãi suất. Tuy nhiên, nếu tín dụng thương mại không được thanh toán đúng hạn, nó có thể trở thành một món nợ khổng lồ. Bởi vì hầu hết các điều khoản và điều kiện tín dụng thương mại sẽ bao gồm tiền phạt đối với việc thanh toán chậm và lãi suất phải trả đối với khoản tín dụng chưa được thanh toán. Điều này có thể làm nhanh chóng tạo ra chi phí đáng kể nếu doanh nghiệp không xóa các khoản nợ tín dụng thương mại.

Mất thiện chí: Một vài nhà quản lý doanh nghiệp có xu hướng sẽ trì hoãn các khoản thanh toán cho đến thời hạn cuối cùng. Tuy nhiên, họ lại không nhận thức được rằng những vấn đề mà nhà cung cấp đặt ra trong trường hợp nếu không thanh toán kịp thời. Lâu dài, điều này dần sẽ ảnh hưởng đến thiện chí của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp. Các nhà cung cấp sẽ luôn biết về sự chậm trễ thanh toán của doanh nghiệp mua và chắc chắn rằng họ sẽ luôn ưu tiên cho những người mua thanh toán trước. Và sau cùng, doanh nghiệp sẽ có thể phải đối mặt với các vấn đề như không có nguồn cung hoặc nguồn cung cấp chậm trong trường hợp khẩn cấp…

Chi phí quản lý và kế toán: Nếu hàng hóa được mua theo hình thức tín dụng và danh sách của nhà cung cấp quá dài, chi phí duy trì và theo dõi các khoản thanh toán mặc định sẽ cao. Doanh nghiệp sẽ cần một bộ phận đặc biệt chỉ để giải quyết các vấn đề liên quan đến tín dụng thương mại.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Tín dụng thương mại là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn