Tìm hiểu sự ra đời của nhượng quyền thương mại

Khi khởi nghiệp kinh doanh, ai ai cũng ôm hoài bão rằng tiếng tăm của thương hiệu mình sẽ vang danh xa hơn, có mặt tại mọi ngõ ngách trong và ngoài nước. Hình thức nhượng quyền thương mại sẽ giúp bạn thực hiện khát khao này.

Quảng cáo

Ngày nay, quyền thương mại xuất hiện phổ biến hơn tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên ít ai biết về nguồn gốc của nó. Vậy sự ra đời của dịch vụ nhượng quyền như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau của Luật Hùng Sơn.

lightbulb Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo quy định tại điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền là hoạt động thương mại giữa bên nhượng quyền (bên có thương hiệu) cho phép bên nhận quyền (bên nhận kinh doanh thương hiệu đó) tự tiến hành việc kinh doanh dòng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu này nhưng phải tuân thủ các điều kiện sau:

  • Việc kinh doanh của bên nhận quyền được thực hiện theo cách kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được phép sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, slogan, logo, bí quyết kinh doanh,quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền được quyền kiểm soát, trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh.

Theo đó, cả hai bên sẽ được hưởng những lợi ích nhất định, cụ thể như:

  • Bên nhận quyền không tốn thời gian gầy dựng thương hiệu và thiết lập cách tổ chức quản lý, điều hành công việc.
  • Bên nhượng quyền nhận được phí nhượng quyền, không tốn nhiều chi phí mà vẫn có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh ra nhiều quốc gia.

Nguồn gốc sự ra đời của nhượng quyền thương mại

Tại Châu Âu

Dựa trên kiến thức tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu, sự ra đời của phương thức nhượng quyền thương mại dưới dạng sơ khai bắt đầu vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu.

Đến giữa thế kỷ 19 khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký hợp đồng nhượng quyền thương mại đầu tiên cho đối tác của mình, hình thức nhượng quyền mới được ghi nhận. Nhượng quyền thương mại bùng phát kể từ sau khi Thế Chiến II kết thúc năm 1945.

Từ những năm 60, quyền thương mại trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, vượt qua phạm vi Hoa Kỳ đến những nước phát triển khác như Anh, Pháp,…hình thành nên đế chế fastfood, nhà hàng, khách sạn.

Nhận thấy lợi ích tối ưu, nhiều quốc gia “luật hóa” hình thức nhượng quyền thương mại. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên hình thành các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh theo phương thức này.

Ngay sau đó, học tập từ Hoa Kỳ, rất nhiều quốc gia ban hành luật về phương thức này. Các đại học bắt đầu giảng dạy những bộ môn về nhượng quyền cùng nhiều sách chuyên ngành, tài liệu hướng dẫn được xuất bản.

 

Tại Đông Nam Á

Tại Đông Nam Á, năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển quyền thương mại nhằm khuyến khích mô hình nhượng quyền phát triển ra nước ngoài.

Lần lượt, Singapore, Thái Lan, Việt Nam dần chú trọng hơn về hoạt động nhượng quyền. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng bởi thị trường đông dân cùng nguồn lực kinh tế dồi dào.

Quảng cáo

Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận nhượng quyền. Hội đồng Thương mại Thế giới (World Franchise Council) được thành lập vào năm 1994 có thành viên là các hiệp hội nhượng quyền đến từ nhiều quốc gia.

Ngày nay, nó đã có mặt tại hơn 150 quốc gia trên thế giới, riêng Châu Âu có khoảng 200.000 cửa hàng kinh doanh theo phương thức này.

Những thương hiệu nổi tiếng thế giới

Circle K

• Số lượng cửa hàng: 5.093
• Chi phí mở 1 cửa hàng: 211.500 USD – 1,6 triệu USD
• Lĩnh vực: Hệ thống cửa hàng tiện lợi (thành lập năm 1951, xuất  hiện tại Việt Nam từ năm 2008).

McDonald’s

  • Số lượng cửa hàng: 29.544
  • Chi phí mở 1 cửa hàng: 1 triệu USD – 2,3 triệu USD
  • Lĩnh vực: chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh.

KFC

  • Số lượng cửa hàng: 13.846
  • Chi phí mở 1cửa hàng: 1,3 triệu USD – 2,5 triệu USD
  • Lĩnh vực: hệ thống thức ăn nhanh.

Pizza Hut

  • Số lượng cửa hàng: 12.956
  • Chi phí mở 1 cửa hàng: 297.000 USD – 2,1 triệu USD
  • Lĩnh vực: bánh pizza.

7-Eleven

  • Số lượng cửa hàng: 53.027
  • Chi phí mở 1 cửa hàng: 37.200 USD – 1,6 triệu USD
  • Lĩnh vực: chuỗi cửa hàng tiện lợi

lightbulb Dịch vụ của Luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn hân hạnh thực hiện thủ tục nhượng quyền thương mại theo ủy quyền hoặc tư vấn hỗ trợ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi khách hàng, cam kết hoàn tất các thủ tục nhanh chóng. Luật Hùng Sơn với đội ngũ luật sư xuất sắc, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại cũng như các lĩnh vực bao quát khác hứa hẹn sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho mọi tổ chức, cá nhân.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của các bạn xoay quanh vấn đề này. Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động nhượng quyền thương mại vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của Luật Hùng Sơn theo thông tin liên lạc bên dưới.

Xem thêm >>> Tư vấn luật online

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn