Sáng chế đóng một vai trò quan trọng trong chế định Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy Tìm hiểu phạm vi bảo hộ sáng chế là gì? Luật Hùng Sơn sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sáng chế thông qua bài viết dưới đây.
Sáng chế là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì sáng chế là: giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm để giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ sở hữu sáng chế sau khi thực hiện việc đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm về quyền sáng chế.
Điều kiện để sáng chế được bảo hộ
Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:
– Có tính mới: mới trên phạm vi toàn thế giới, nghĩa là trước thời điểm nộp đơn đăng ký sáng chế giải pháp kỹ thuật được nêu ra trong sáng chế chưa từng được biết đến trên toàn thế giới;
– Có trình độ sáng tạo: (không áp dụng cho giải pháp hữu ích): nghĩa là không phải người có trình độ trung bình nào trong cùng lĩnh vực cũng có thể tạo ra được.
– Có khả năng áp dụng công nghiệp: sản phẩm có thể được sản xuất hàng loạt hay không?
Trong đó, điều kiện về tính mới của sáng chế được xem là yếu tố quan trọng nhất. Tính mới có nghĩa bất kỳ sản phẩm nào muốn đăng ký sáng chế nhưng đã bị bộc lộ trước thời điểm thực hiện nộp đơn đều bị coi là không còn tính mới và không thể đăng ký được. Do đó, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trên các phương tiện truyền thông, chủ sở hữu cần phải nộp đơn đăng ký sáng chế để bảo đảm được tính mới và đáp ứng được điều kiện bảo hộ.
Phạm vi bảo hộ sáng chế như thế nào?
Căn cứ theo Điểm 23.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định phạm vi bảo hộ sáng chế như sau:
Phạm vi bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Phạm vi bảo hộ phải sẽ được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó sẽ phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ và phải phù hợp với các quy định sau đây:
Phạm vi bảo hộ sẽ phải được phần mô tả minh họa một cách đầy đủ, bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được về đối tượng, để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng với đối tượng đã biết.
Các dấu hiệu kỹ thuật trong phạm vi bảo hộ phải rõ ràng, chính xác và được chấp nhận trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Phạm vi để bảo hộ không được viện dẫn đến phần mô tả và hình vẽ, trừ trường hợp viện dẫn đến những phần không thể mô tả chính xác bằng lời, như trình tự nucleotit và trình tự axit amin, nhiễu xạ đồ, giản đồ trạng thái….
Nếu đơn có hình vẽ minh hoạ yêu cầu bảo hộ thì dấu hiệu nêu trong phạm vi bảo hộ có thể kèm theo các số chỉ dẫn, nhưng phải đặt trong ngoặc đơn. Các số chỉ dẫn này không được coi là làm giới hạn phạm vi bảo hộ.
Phạm vi bảo hộ nên được thể hiện thành hai phần: phần giới hạn và phần khác biệt. Trong đó: Phần giới hạn sẽ bao gồm tên đối tượng và những dấu hiệu của đối tượng đó trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết gần nhất và được nối với phần khác biệt bởi cụm từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương; Phần khác biệt sẽ bao gồm các dấu hiệu khác biệt của đối tượng so với các đối tượng đã biết gần nhất và các dấu hiệu này kết hợp với các dấu hiệu của phần giới hạn cấu thành đối tượng yêu cầu bảo hộ.
Phạm vi bảo hộ có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm. Trong đó phạm vi bảo hộ nhiều điểm có thể được dùng để thể hiện một đối tượng cần được bảo hộ, với điểm đầu tiên gọi là điểm độc lập và điểm tiếp theo dùng để cụ thể hoá điểm độc lập gọi là điểm phụ thuộc; hoặc thể hiện một nhóm đối tượng yêu cầu được bảo hộ, với một số điểm độc lập, mỗi điểm độc lập thể hiện một đối tượng yêu cầu được bảo hộ trong nhóm đó, mỗi điểm độc lập này có thể có điểm phụ thuộc.
Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế ở đâu?
Nơi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế: Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.
Phương thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thời hạn bảo hộ sáng chế bao lâu?
Căn cứ Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ thì bằng độc quyền sáng chế sẽ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích sẽ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Tại sao nên lựa chọn Luật Hùng Sơn làm bảo hộ phạm vi sáng chế
Luật Hùng Sơn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hộ phạm vi sáng chế luôn là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ khi khách hàng lựa chọn. Đến với Luật Hùng Sơn khách sẽ nhận được:
– Tiết kiệm chi phí: Luật sư Hùng Sơn sẽ luôn cố gắng tối ưu về mặt chi phí cho người nộp đơn sáng chế, tác giả sáng chế.
– Dịch thuật ngôn ngữ chúng tôi có thể cung cấp bản dịch Tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại.
– Luật sư sáng chế chuyên ngành trong các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.
– Luật sư sáng chế của Luật Hùng Sơn hiểu được tính thương mại của sáng chế.
– Luật sư sáng chế Hùng Sơn có kinh nghiệm nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế Mỹ, Trung Quốc….
Trên đây là bài viết về Tìm hiểu phạm vi bảo hộ sáng chế là gì của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.
- Nghị định 79 về phòng cháy chữa cháy chi tiết - 25/09/2023
- Luật phòng cháy và chữa cháy và hướng dẫn chi tiết - 24/09/2023
- Những quy định phòng cháy chữa cháy nhà trọ - 23/09/2023