Tìm hiểu nghĩa vụ pháp lý là gì?

Nghĩa vụ pháp lý là gì? Nghĩa vụ là cách thức xử sự bắt buộc thực hiện nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác. Trong đời sống, ta bắt gặp nhiều trường hợp cần sử dụng đến nghĩa vụ của chủ thể như: Nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ môi trường, nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường… Nhắc đến nghĩa vụ là nhắc đến điều phải làm, bắt buộc làm. Nghĩa vụ thường được ghi nhận bởi các văn bản pháp lý. Tùy vào từng lĩnh vực điều chỉnh mà nghĩa vụ pháp lý có những tên gọi cụ thể khác nhau. Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết sau.

Quảng cáo

Nghĩa vụ pháp lý là gì?

Nghĩa vụ pháp lý là nghĩa vụ được quy định bởi các quy định pháp luật và có tính bắt buộc thực hiện. Mặc dù không tồn tại định nghĩa “nghĩa vụ pháp lý”. Song, có thể ngầm hiểu nghĩa vụ pháp lý là cách thức xử sự bắt buộc chủ thể thực hiện hoặc không thực hiện nhằm đảm bảo trật tự xã hội.

Nghĩa vụ pháp lý phải có những đặc điểm sau:

  • Nghĩa vụ pháp lý được quy định trong văn bản pháp lý như Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới Luật…
  • Nghĩa vụ pháp lý được quy định có hiệu lực và tác động trong phạm vi quốc gia, quốc tế.
  • Nghĩa vụ pháp lý có tính bắt buộc thực hiện. Nhằm mục đích đảm bảo trật tự xã hội, pháp luật ra đời để quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ cụ thể của công dân trong mọi hoạt động, giao dịch. Do đó, đã là nghĩa vụ pháp lý thì bắt buộc thực hiện mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể.

Ví dụ về nghĩa vụ pháp lý?

Tương ứng với quyền là nghĩa vụ. Dễ dàng bắt gặp những nghĩa vụ pháp lý ở mọi mặt của đời sống như:

Quảng cáo
  • Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha hoặc mẹ đối với con dưới 18 tuổi khi cha, mẹ ly hôn;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi xảy ra thiệt hại về tài sản;
  • Nghĩa vụ bảo vệ tài sản công;
  • Nghĩa vụ giải quyết tố cáo của người giải quyết tố cáo;
  • Nghĩa vụ đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động của người sử dụng lao động;
  • Nghĩa vụ chấp hành kỷ luật, nội quy lao động của người lao động;
  • Nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân;
  • Nghĩa vụ pháp lý về thuế của doanh nghiệp;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..

Ý nghĩa của nghĩa vụ pháp lý là gì?

Nghĩa vụ pháp lý mang tính bắt buộc thực hiện và yêu cầu phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi cần thiết khi được Nhà nước yêu cầu. Nếu không thực hiện thì bắt buộc áp dụng thông qua giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Nghĩa vụ pháp lý mang những ý nghĩa sau:

  • Thứ nhất, nghĩa vụ cần thực hiện nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác. Pháp luật có tác động đến mọi công dân, quy định nghĩa vụ bên cạnh việc đảm bảo trật tự xã hội thì còn đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân;
  • Thứ hai, nghĩa vụ pháp lý được quy định bắt buộc giúp ràng buộc việc thực thi nghĩa vụ của con người.
  • Thứ ba, nghĩa vụ pháp lý còn giúp nâng cao ý thức của công dân trong các hành vi, xử sự với nhau. Thông qua các quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ pháp lý cá nhân, tổ chức biết được hành vi nào là hành vi không được làm, hành vi nào bắt buộc thực hiện. Từ đó hoàn thành trách nhiệm nghĩa vụ của mình.
  • Thứ tư, nghĩa vụ pháp lý tạo ra sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của công dân. Nếu chỉ quy định về quyền pháp lý mà không có ràng buộc nghĩa vụ pháp lý rất dễ dẫn đến sự mất cân bằng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Quy định rõ ràng nghĩa vụ pháp lý nhằm hài hòa cán cân giữa quyền và nghĩa vụ công dân.

Nội dung trên đã giải thích nghĩa vụ pháp lý là gì và đưa ra một số nghĩa vụ pháp lý thường xuất hiện trong thực tế. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn về pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn qua Tổng đài 1900.6518 để được hỗ trợ kịp thời.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn