Logo công ty có cần đăng ký không? Logo công ty là hình ảnh đại diện cho công ty xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo, trên các bảng hiệu, giấy tờ, thậm chí cả hóa đơn, văn bản nội bộ của công ty. Thông qua logo, cùng với tên thương mại giúp khách hàng, đối tác nhận diện công ty, sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Logo là đặc điểm để người khác nhận diện sản phẩm, doanh nghiệp của bạn, vậy liệu có phải logo là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp được hoạt động hay không? Bài viết Logo công ty có cần đăng ký không? dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Vai trò pháp lý của logo
Trong quy định pháp luật hiện hành, không tồn tại khái niệm pháp lý “logo”. Trong lĩnh vực design, thiết kế, quảng cáo. Logo được định nghĩa là một tín hiệu tạo hình thẩm mỹ, có chứa đựng hàm lượng thông tin biểu đạt hoạt động của một công ty hay một tổ chức hay một hội nhóm…
Như vậy, dưới góc độ thẩm mỹ Logo là hình ảnh đại diện mang tính biểu đạt, cung cấp thông tin cho người nhìn.
Dưới góc nhìn pháp lý, logo với những đặc tính trên có thể xem là một phần của nhãn hiệu- một dấu hiệu có tính pháp lý đặc thù. Vậy Nhãn hiệu là gì?
Tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) quy định về nhãn hiệu như sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Nhãn hiệu là một dấu hiệu có chức năng rõ rệt là để phân biệt giữa hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau.
Nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ có thể là nội dung chữ, là nội dung từ hoặc là một mẫu nhãn hiệu gồm cả nội dung chữ và nội dung từ. Thông qua nhãn hiệu, khách hàng, đối tác nhận diện được hàng hóa/dịch vụ của bạn và phân biệt được hàng hóa/dịch vụ của bạn với hàng hóa/dịch vụ của người khác. Đây là chức năng pháp lý của nhãn hiệu hay logo công ty.
Chức năng này biểu đạt có thể đơn giản nhưng sau đó là rất nhiều vai trò khác quan trọng. Tuy nhiên, không nhiều chủ doanh nghiệp có thể nhận thức và nắm được sự quan trọng của việc đăng ký logo công ty. Chính vì thế, không thực hiện hoặc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ cho logo của công ty mình sau khi hoạt động lâu năm. Như thế cũng đồng nghĩa với, logo, nhãn hiệu của công ty bạn không được pháp luật bảo hộ – bất cứ ai cũng có thể sử dụng và đăng ký muộn đồng nghĩa với rủi ro trong thời gian chưa đăng ký có thể bị một bên thứ ba đăng ký mất.
Logo, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển, sự ra đời của hàng loạt các nhãn hàng, thương hiệu. Các hoạt động giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra thường xuyên, nếu doanh nghiệp không sở hữu cho mình một dấu hiệu nhận biết riêng, thì khả năng doanh nghiệp phải chịu rủi ro pháp lý là điều khó tránh khỏi.
Hơn thế nữa, tình trạng pháp lý đối với quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty có thể rơi vào trầm trọng nếu nhãn hiệu bạn đang kinh doanh bị đối thủ đăng ký logo nhãn hiệu đó trước thì họ đương nhiên sở hữu độc quyền với logo và nhãn hiệu đó. Khi đó, họ có thể có quyền cấm bạn sử dụng. Như vậy mọi công sức, chi phí, kế hoạch xây dựng thương hiệu, các hoạt động marketing, quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn coi như đổ sông đổ biển.
Thủ tục đăng ký bảo hộ logo, bảo hộ nhãn hiệu nhằm mục đích xác lập quyền sở hữu độc quyền đối với logo của doanh nghiệp. Có 2 hình thức đăng ký bảo hộ logo như sau:
- Đăng ký logo dưới dạng bản quyền tác giả- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:
Nếu doanh nghiệp lựa chọn đăng ký bảo hộ cho logo dưới hình thức bảo hộ quyền tác giả- thì Logo công ty của bạn được xem xét dưới dạng Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đối với hình thức thể hiện logo, hay còn gọi là logo bản quyền tác giả- Quyền tác giải phát sinh tự động vào thời điểm tác giả sáng tạo ra tác phẩm Logo mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký hay không đăng ký.
Tuy nhiên, tác phẩm logo bản quyền tác giả chỉ được bảo hộ về mặt hình thức về bố cục, đường nét, màu sắc mà không bảo hộ độc quyền về mặt nội dung bản chất của logo. Như vậy, chỉ cần có sự sáng tạo độc lập với logo có màu sắc, bố cục, đường nét khác thì logo đó cũng đã được bảo hộ tự động. Như vậy, việc đăng ký logo công ty dưới dạng bản quyền tác giả- tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một thủ tục cần thiết nhưng không mang ý nghĩa nhiều trong hoạt động thương mại, độc quyền.
- Đăng ký logo dưới dạng nhãn hiệu độc quyền:
Quyền đối với nhãn hiệu phát sinh thông qua thủ tục đăng ký và được cấp quyền sở hữu bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Không giống như quyền đối với logo mỹ thuật ứng dụng chỉ cần đảm bảo tính nguyên gốc và sáng tạo độc lập; Nhãn hiệu sau khi nộp đơn trải qua quy trình thẩm định chặt chẽ từ hình thức đến nội dung. Chủ sở hữu một nhãn hiệu được bảo hộ được chiếm độc quyền sử dụng, định đoạt logo đó cho lĩnh vực bảo hộ. Đây là công cụ pháp lý mạnh mẽ trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động thương mại.
Như vậy, nếu muốn độc quyền logo cho lĩnh vực hoạt động cụ thể, nên lựa chọn đăng ký nhãn hiệu như một thủ tục bắt buộc-nếu doanh nghiệp muốn giữ gìn và phát huy giá trị thương hiệu của mình.
Logo công ty có cần đăng ký không?
Như đã phân tích, logo độc quyền hay nhãn hiệu có chức năng pháp lý chính là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của những cá nhân, tổ chức khác nhau. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc. Nếu muốn tạo dựng một công cụ hỗ trợ, gia tăng giá trị thương hiệu trong quá trình kinh doanh, sản xuất thì đăng ký nhãn hiệu là thủ tục rất nên làm với bất cứ cá nhân, tổ chức nào.
Trong Luật doanh nghiệp hiện hành năm 2020, một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện về tên của doanh nghiệp phải tuân thủ quy định tại Điều 31 đến Điều 34 của Luật doanh nghiệp;
- Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc những ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh;
- Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ và vốn pháp định phải tuân theo yêu cầu của luật;
- Điều kiện về các thành viên/cổ động tham gia thành lập doanh nghiệp;
- Điều kiện về trụ sở của doanh nghiệp phải đáp ứng các thông tin về trụ sở theo quy định của Luật doanh nghiệp
Nhìn chung, trong các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, không có điều kiện nào đề cập đến nội dung buộc doanh nghiệp phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nói chung hoặc đăng ký logo/nhãn hiệu thì mới được hoạt động.
Việc đăng ký logo/nhãn hiệu có vai trò và ý nghĩa pháp lý là công cụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu của doanh nghiệp và không phải là thủ tục bắt buộc với doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký logo công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Thiết kế logo công ty cần đăng ký
Đây là giai đoạn đặt nền tảng đầu tiên của thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Là căn cứ cho giai đoạn tiếp theo. Sau khi đặt tên nhãn hiệu, thiết kế logo đi kèm. Doanh nghiệp đã có logo nhãn hiệu hoàn chỉnh.
Hiện nay, với lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp mới tại Cục SHTT ngày càng gia tăng (trung bình 02 năm gần đây, mỗi năm có khoảng 38.000 đơn đăng ký được nộp). Với số lượng đơn lớn như vậy nên việc đặt tên nhãn hiệu và thiết kế logo cần hết sức thận trọng. Logo cần được xây dựng dựa trên ý tưởng sáng tạo của chủ sở hữu với có những điểm khác biệt, sáng tạo so với những nhãn hiệu, logo đã có để tránh bị trùng, tương tự.
Bước 2: Xác định phạm vi bảo hộ logo và tra cứu logo.
Sau khi hoàn thành việc thiết kế logo được và xác định lựa chọn mẫu logo để đăng ký, tiếp theo doanh nghiệp sẽ cần tiến hành thủ tục tra cứu logo trước khi quyết định và làm thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trước khi tiến hành tra cứu logo, doanh nghiệp cần xác định được logo nhãn hiệu đó sẽ sử dụng cho lĩnh vực gì? Làm sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ gì. Trên cơ sở đó để phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ.
Chẳng hạn, nhãn hiệu “Richy” dự định sử dụng làm nhãn hiệu cho sản phẩm Bánh ngọt, bánh gạo. Căn cứ theo Bảng danh mục phân loại hàng hóa quốc tế, xác định phân loại nhóm cần đăng ký là Nhóm 30.
Trong quá trình lựa chọn phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký, khi hỏi đến việc anh/chị dự định dùng logo cho sản phẩm hay dịch vụ gì, rất nhiều khách hàng đã trả lời chung chung rằng dùng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý phạm vi quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ và không thể đăng ký logo “chung chung” như theo ý hiểu của một số khách hàng.
Ví dụ: Nhãn hiệu “Honda” sẽ được đăng ký cho sản phẩm phương tiện giao thông trên bộ và Nhãn hiệu này chỉ được bảo hộ cho các sản phẩm phương tiện giao thông như ô tô, xe máy/
Sau khi xác định được nhóm hàng hóa/dịch vụ, doanh nghiệp cần tiến hành tra cứu logo để xem xét và đánh giá về khả năng đăng ký bảo hộ của logo. Có 02 cách tra cứu
- Tra cứu logo miễn phí:
Tra cứu trên dữ liệu công bố của Cục SHTT trên Thư viện số về sở hữu công nghiệp (kết quả chính xác 40%)
- Tra cứu logo chính thức:
Tra cứu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ (kết quả chính xác đến 90%)
Đăng ký bảo hộ logo công ty ở đâu?
Thủ tục nộp đơn đăng ký logo công ty, đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hiện tại, các cá nhân, tổ chức có mong muốn bảo hộ nhãn hiệu, logo công ty có thể làm thủ tục trực tuyến hoặc thủ tục trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ và các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam:
Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng:
Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh:
Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Triển khai càng sớm càng tốt bước đăng ký nhãn hiệu ngay sau khi kết quả tra cứu cho thấy logo, nhãn hiệu công ty có khả năng đăng ký bảo hộ cao. Doanh nghiệp cần làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký càng sớm càng tốt để đơn đăng ký có ngày ưu tiên nộp đơn. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tại Việt Nam áp dụng nguyên tắc ai nộp đơn trước thì được hưởng quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký nhãn hiệu:
“Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
2. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
3. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”
Đăng ký nhãn hiệu logo công ty
Để tiến hành đăng ký bảo hộ logo công ty, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những tài liệu sau:
- 02 Bản Tờ khai đăng ký logo công ty theo mẫu quy định;
- 05 mẫu logo công ty khách hàng cần đăng ký.
Lưu ý: Các logo này phải trình bày trong kích thước chuẩn không nhỏ hơn 8 x 8 mm nhưng không lớn hơn 80 x 80mm. Logo nộp kèm phải trùng với logo thể hiện trên Tờ khai đăng ký.
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền đăng ký logo công ty (Cung cấp nếu thực hiện thủ tục đăng ký thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp)
- Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký logo của Luật Hùng Sơn, khách hàng cần cung cấp giấy ủy quyền theo mẫu của Luật Hùng Sơn để chúng tôi có thể đại diện khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền
Sau khi doanh nghiệp nộp đơn đăng ký logo tại Cục Sở hữu trí tuệ:
Bộ hồ sơ đăng ký logo sẽ được thẩm định qua nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm:
- Thẩm định hình thức đối với đơn đăng ký;
- Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp;
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Ra thông báo chấp nhận hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ logo.
Quy trình trên được thể hiện theo quy định theo các bước từ Điều 108 đến Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, có thể được tóm tắt như sau:
- Bước 1: Bộ phận một cửa tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, cấp số đơn và ghi nhận ngày nộp đơn;
- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu tại Công báo sở hữu công nghiệp;
- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và thông báo kết quả cho người nộp đơn.
- Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho doanh nghiệp.
Sau khi có kết quả của quá trình thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký. Trường hợp nhãn hiệu trong đơn đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo về việc dự định cấp giấy chứng nhận đăng ký logo cho chủ sở hữu. Khi đó, chủ sở hữu cần nộp một khoản phí, lệ phí để cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký và sẽ nêu rõ lý do từ chối trong thông báo. Chủ đơn sẽ có một khoảng thời gian nhất định để nộp các khoản phí, lệ phí hoặc đưa ra ý kiến, phản hồi về dự định từ chối của Cục.
Thời gian đăng ký độc quyền logo công ty
Theo luật định, thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền (logo) là khoảng 12 đến 18 tháng (với điều kiện là logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối). Trong đó:
- Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng;
Yêu cầu đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền, các tài liệu bắt buộc phải có để đơn được tiếp nhận gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ dự định mang nhãn hiệu.
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành cảu nhãn hiệu và ý nghĩa của nhãn hiệu (nếu có). Nếu nhãn hiệu có chứa các từ là ngôn ngữ tượng hình thì từ đó cần được phiên âm, nếu là từ thuộc ngôn ngữ nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm ngành phù hợp và dựa trên Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu. Đây cũng là cơ sở để xác định các quyền, lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu (sau khi được cấp văn bằng bảo hộ).
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
(Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
Dịch vụ đăng ký logo công ty tại Luật Hùng Sơn
Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tương đối đơn giản. Như tờ khai, mẫu nhãn hiệu, giấy ủy quyền làm thủ tục. Tuy vậy, quá trình phức tạp nhất nằm ở quá trình trước khi nộp đơn đăng ký logo và sau khi đăng ký logo: Tra cứu logo và theo đuổi đơn đăng ký logo.
Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn từ trong quá trình tìm hiểu thủ tục, tra cứu logo và quá trình theo đuổi đơn đăng ký sau này. Các lỗi thường mắc phải đó là: Không tra cứu nhãn hiệu hoặc tra cứu nhãn hiệu nhưng không hiệu quả; Không theo sát tiến trình nộp đơn, đơn có thông báo sửa đổi, bổ sung nhưng không thực hiện kịp thời dẫn đến đơn bị từ chối..
Điều đó làm mất rất nhiều thời gian, chi phí và công sức của khách hàng. Chính vì thế, để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các thủ tục theo quy định, các doanh nghiệp nên tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị uy tín trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hướng dẫn tra cứu, đăng ký logo, điển hình như Luật Hùng Sơn.
Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền của Luật Hùng Sơn cam kết đem lại:
- Lời khuyên vì sao doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đánh giá tình trạng sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp;
- Tư vấn cho các doanh nghiệp hiểu quy trình đăng ký nhãn hiệu từ khâu thiết kế logo, tra cứu nhãn hiệu đến khâu đăng ký bảo hộ;
- Tham vấn và đưa cho khách hàng những sự lựa chọn phù hợp để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
- Tư vấn và giải thích cho doanh nghiệp những cách điều chỉnh logo công ty khi xảy ra trùng chi tiết hay các chi tiết đối với những logo hay nhãn hiệu của công ty đã được nhà nước bảo hộ;
- Hướng dẫn đăng ký logo công ty cụ thể bằng việc tư vấn để khách hàng mô tả logo công ty muốn đăng ký một cách chính xác nhất để có thể hiểu hết các ý nghĩa của logo cần đăng ký.
- Tư vấn cho khách hàng về thủ tục đăng ký độc quyền logo tại Cục Sở hữu trí tuệ và đại diện khách hàng làm thủ tục xác lập quyền và theo đuổi đơn đăng ký.
Ngoài dịch vụ tư vấn, đại diện khách hàng làm thủ tục. Luật Hùng Sơn có thể hướng dẫn khách hàng tự mình chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Trong quy trình dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, Luật Hùng Sơn sẽ thực hiện các công việc:
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký logo độc quyền;
- In màu Logo đăng ký;
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo;
- Theo đuổi đơn đăng ký;
- Tiếp nhận và phản hồi thông báo, công văn từ Cục Sở hữu trí tuệ;
- Thông báo tới khách hàng những thông tin mới nhất về đơn đăng ký logo.
Như vậy, việc đăng ký logo là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, tuy nhiên đó không phải là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp hoạt động. Xong với bất cứ chủ thể kinh doanh nào, tạo dựng các lợi thế kinh doanh là việc làm cần thiết.
Chính bởi thế, hiện nay các cá nhân, tổ chức kinh doanh dành nhiều sự quan tâm tới các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với nhãn hiệu nói riêng. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang là xu thế tất yếu và dần trở thành một công việc bắt buộc-bất thành văn đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển bài bản.
Trên đây là nội dung bài viết: “Tìm hiểu logo công ty có cần đăng ký không?”. Luật Hùng Sơn cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Nếu khách hàng và bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và giải đáp, vui lòng để lại thông tin. Hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6518 để được hỗ trợ kịp thời.
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023
Logo là 1 phần của nhãn hiệu, của biển hiệu. Theo quy định về luật quảng cáo, việc lắp đặt biển hiệu công ty, biển quảng cáo… thì logo chỉ là 1 phần trong biển hiệu, bảng hiệu này, và chỉ được phép chiếm tối ta 20% diện tích của bảng hiệu công ty…
Xin luật sư giải đáp giùm trường hợp Công ty mình: Công ty mình là chủ đầu tư bất động sản, sở hữu một số tòa nhà đã hoàn thiện và đang vận hành. Mình muốn lắp đặt logo của tập đoàn, logo của dự án trên tòa nhà (giống logo chứ A – tòa nhà Avenger trong phim vậy) thì có được không? Thủ tục xin phép như thế nào, và quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn, mọi thông tin chi tiết bạn vui lòng gọi tổng đài 1900 6518 để Luật Sư tư vấn thêm