Tìm hiểu chữ ký số doanh nghiệp là gì?

  • Luật sư Luyện Ngọc Hùng |
  • 23-08-2023 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 96 Lượt xem

Hiện nay chữ ký số là một dạng phần mềm điện tử tiện dụng được sử dụng rỗng rãi trong cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để thuận lợi hơn trong giao dịch và quản lý giấy giờ. Vậy chữ ký số doanh nghiệp là gì? tiện ích khi sử dụng như thế nào, mua ra sao, có bắt buộc không?

Quảng cáo
Quảng cáo

Chữ ký số doanh nghiệp là gì?

Chữ ký số là một dạng chữ ký bằng phương pháp điện tử. Chữ ký số doanh nghiệp là chữ ký trên nền tảng số, có giá trị pháp lý như con dấu của doanh nghiệp. Chữ ký số có chứa các thông tin của doanh nghiệp như: tên tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, mã số thuế doanh nghiệp, tên công ry, thời hạn,…

Lợi ích của chữ ký số doanh nghiệp là gì

Sử dụng chữ ký số doanh nghiệp có rất nhiều lợi ích như:
  • Thủ tục nhanh gọn không cần phải ký tay trực tiếp: chữ ký số có thể thay thế chữ ký tay trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước.
  • Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí về nhân công, di chuyển trong quá trình làm việc.
  • Chữ ký số đảm bảo tính chính xác cao, bao mật dữ liệu: Chữ ký số để xác nhập các giao dịch điện tử, nội dung đã ký kết, từ đó hạn chế các tranh chấp không đáng có giữa các bên.

Chữ ký số doanh nghiệp dùng để làm gì?

  • Chữ ký số doanh nghiệp chủ yếu được dùng để thay thế chữ ký tươi trong các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước, các công việc nổi bật như:
  • Nộp báo cáo thuế;
  • Đóng bảo hiểm xã hội;..
  • Thay thế chữ ký tươi trong các giao dịch điện tử giữa các bên.
  • Phát hành hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán, cung cấp dịch vụ, hàng hóa.

Quy định sử dụng chữ ký số doanh nghiệp là gì?

Các quy định sử dụng chữ ký số trong doanh nghiệp để đảm bảo an toàn:
  • Chữ ký số chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của doanh nghiệp, ngoài ra còn cùng với chức danh được cấp chứng thư số. Trong trường hợp lý thay hay ký thừa lệnh cần được thực hiện bởi người có thẩm quyền. Bên cạnh đó thì người đại diện sử dụng chữ ký số sẽ căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.
  • Người ký trước khi thực hiện ký số cần phải thực hiện quy trình kiểm tra trạng thái của chứng thư số như: Xem xét trạng thái chứng thư số của mình trên hệ thống kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số; kiểm tra trạng thái của chứng thư số trên hệ thống kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia trong trường hợp chứng thư số được cấp bởi dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nếu đáp ứng được và hợp pháp thì tiến hành ký.
  • Người nhận dữ liệu chữ ký số cần kiểm tra hiệu lực chứng thư số và chữ ký số.

Thủ tục đăng ký chữ ký số doanh nghiệp

Hiện tại không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên có một số trườn hợp thì bắt buộc sử dụng như: Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số; nộp thuế, kê khai thuế; Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
Hồ sơ để đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp bao gồm:
Bản sao chứng thực Giấy phép đăng ký kinh doanh/Giấy phép hoạt động;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
  • Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp lý
Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong thì nộp tại cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như: Viettel, VNPT, FPT, BKAV,VINA,…… Mức phí nộp cũng sẽ tùy thuộc vào từng đơn vị cung cấp dịch vụ (chi phí khoảng từ 2- 3 triệu đồng/năm.

Một số lưu ý khi đăng ký sử dụng chữ ký số doanh nghiệp

Một số lưu ý khi đăng ký sử dụng chữ ký số doanh nghiệp để đảm bảo an toàn:
  • Chữ ký số phải được tạo ra trong thời gian chứng thư số còn hiệu lực. Ngoài ra còn phải được kiểm tra bằng khóa công khai có ghi trên chứng thư số đó.
  • Chữ ký số được tạo ra bằng đúng khóa bí mật trung khớp với khóa coogn khai được ghi trên chứng thư và nó phải do một trong các tooe chức sau cấp:
  • Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  • Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  • Nhà cung cấp dịch vụ chứng tực chữ ký số công cộng;
  • Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dụng của các tổ chức, doanh nghiệp. (Những nơi này cần phải có giấy xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho việc cấp chữ ký số theo quy định pháp luật)
  • Doanh nghiệp cần phải chắc chắn khóa bí mật chỉ nằm trong sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Trên đây là bài viết của Luật Hùng Sơn về chữ ký số doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ 1900 6518 để được giải đáp. Luật Hùng Sơn chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp: thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, hỗ trợ mua chữ ký số và các thủ tục liên quan.
Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn