Thủ tục thực hiện phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Thực hiện đăng ký nhãn hiệu là một một thủ tục cần thiết để đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký ấy. Nhưng hiện nay, không tránh khỏi những tình huống nhãn hiệu của sản phẩm trên thị trường có thiết kế gây nhầm lẫn hoặc là trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký và nhãn hiệu có thiết kế trùng ấy đang trong quá trình thẩm định đơn đăng ký. Vì vậy, để có thể đảm bảo được quyền lợi của mình, chủ sở hữu của nhãn hiệu trước đã được đăng ký có quyền làm thủ tục thực hiện phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu có sự trùng hoặc nhầm lẫn ấy.

Quảng cáo

Say đây là những thông tin cụ thể mà Công ty Luật Hùng Sơn cung cấp cho bạn đọc về thủ tục thực hiện phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện nay.

1. Quyền phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006 có sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì cá nhân hoặc tổ chức mà tiến hành các hoạt động thương mại hợp pháp sẽ có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình thực hiện đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện là người sản xuất sẽ không sử dụng nhãn hiệu ấy cho sản phẩm và không có sự phản đối việc đăng ký đó.

Cho nên, để đảm bảo quyền lợi của mình trong trường hợp thì chủ sở hữu có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu ấy.

Đối với người có quyền phản đối đơn:

– Bất kì một bên thứ ba nào cũng có quyền được phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu. Đây là cách để bên thứ ba có thể tự bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của mình và pháp luật quy định một đơn đăng ký nhãn hiệu có thể bị nhiều bên thực hiện phản đối.

– Khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm bởi việc người khác đăng ký nhãn hiệu thì hãy nên chủ động thực hiện việc phản, nhằm tránh được đến mức tối thiểu những rủi ro bất lợi có thể xảy ra với mình.

– Các bên thứ ba mà thực hiện phản đối thì có thể nộp đơn phản đối lên Cục Sở hữu trí tuệ kể trong thời hạn cụ thể từ thời điểm mà đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố ở trên công báo cho đến trước ngày Cơ quan này ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

>>> Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ : 0969329922

2. Hồ sơ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Trước khi chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh để tiến hành phản đối việc yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì chủ thể thực hiện việc phản đối này phải chứng minh được rằng nhãn hiệu đang đăng ký ấy không đáp ứng được những tiêu chuẩn của việc bảo hộ ở tại Việt Nam.

Và hồ sơ để nộp về Cục Sở hữu trí tuệ để phản đối việc đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể như sau:

– Có tờ khai phản đối việc đăng ký nhãn hiệu. Số lượng: 2 tờ, thực hiện điền theo mẫu quy định.

Quảng cáo

– Có văn bản giải trình về việc phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đang đăng ký ấy.

– Có các chứng cứ chứng minh kèm theo.

– Có giấy ủy quyền nếu như ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện thủ tục phản đối.

– Có chứng từ về việc nộp lệ phí, phí liên quan đến việc phản đối theo quy định.

– Và phí để xem xét yêu cầu phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đang đăng ký người thứ ba là 300.000 đồng.

3. Trình tự thực hiện 

Trong thời hạn quy định cụ thể là kể từ ngày mà đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công bố ở trên công báo cho đến trước ngày mà Cơ quan Sở hữu trí tuệ ra quyết định về việc cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đang đăng ký ấy thì bên thứ ba hoặc chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký mà bị trùng hoặc gây nhầm lẫn bởi nhãn hiệu đang đăng ký có quyền phản đối đơn đăng ký ấy.

Sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được hồ sơ phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đang đăng ký, Cơ quan này sẽ có công văn trả lời việc phản đối này trong thời hạn quy định là 10 ngày làm việc kể từ ngày mà tiếp nhận hồ sơ. Và Cục cũng sẽ thực hiện việc gửi ý kiến phản đối này đến cho chủ đơn đăng ký.

Và chủ đơn đang đăng ký nhãn hiệu cũng sẽ đưa ra những ý kiến, những chứng cứ để chứng minh cho đơn đăng ký nhãn hiệu của mình là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng được đầy đủ các quy định về việc bảo bộ nhãn hiệu.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào các chứng cứ, lý lẽ của các bên bao gồm bên phản đối và bên đăng ký, căn cứ theo các quy định của pháp luật để có thể đưa ra quyết định về việc cấp hay là không cấp văn bằng bảo hộ cho chủ đơn đăng ký nhãn hiệu ấy.

Trên đây là những thông tin về thủ tục thực hiện phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu. Nếu như bạn đọc có thắc mắc về lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu này hoặc là các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Công ty Luật Hùng Sơn để có thể được hỗ trợ pháp lý chính xác và nhanh chóng. 

>>> Các bước xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn