Nhu cầu làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp là cần thiết và phổ biến. Tuy nhiên, với mỗi sự thay đổi lại cần tuân theo quy định riêng của cơ quan có thẩm quyền để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh. Trong bài viết này Luật Hùng Sơn sẽ chia sẻ với bạn 5 dạng thay đổi đăng ký kinh doanh phổ biến nhất năm 2019 nhé!
Để tiến hành làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, các chủ doanh nghiệp hay người đại diện hợp pháp cần chuẩn bị trước 4 loại giấy tờ bắt buộc là:
- Tên công ty.
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty.
- Vốn điều lệ của công ty.
- Thông tin người đại diện theo Pháp luật.
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với 5 hình thức phổ biến nhất năm 2019
1. Thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
Do nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh hay chuyển hướng kinh doanh một số lĩnh vực khác, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi đăng ký ngành nghề kinh doanh trên giấy tờ để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh. Việc này sẽ được thực hiện tại Sở kế hoạch & Đầu tư.
Nhiều chủ đầu tư có quan niệm sai lầm rằng mình được tự do kinh doanh các ngành nghề hợp pháp theo quy định của Pháp luật. Tuy nhiên chủ đầu tư sẽ gặp rắc rối khi xuất hóa đơn, quyết toán thuế,… nếu chưa thay đổi ngành nghề đăng ký.
2. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính
Chủ đầu tư lưu ý nếu trụ sở công ty có sự thay đổi địa chỉ thì cần làm thủ tục đăng ký lại dấu pháp nhân và xác nhận nghĩa vụ thuế tại địa chỉ cũ. Cần thông báo về sự thay đổi địa chỉ đối với các cơ quan,đối tác nhằm thống nhất địa chỉ trên giấy tờ hóa đơn, sao kê ngân hàng,… Bên cạnh đó, trước khi muốn làm thủ tục thay đổi địa chỉ công ty, chủ đầu tư cần có kết quả xác nhận nghĩa vụ thuế của chi Cục thuế cũ doanh nghiệp và thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Thay đổi người đại diện trên phương diện pháp lý
Người đại diện cho doanh nghiệp không nhất thiết phải là người điều hành, tuy nhiên người đại diện sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ với cơ quan thuế. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi người đại diện thì cần làm thủ tục với cơ quan pháp lý. Một số lưu ý khác như:
- Người đại diện trước nếu chưa thực hiện xong các nghĩa vụ với cơ quan thuế thì sẽ không được tiếp tục đăng ký làm người đại diện nữa.
- Các giám đốc, tổng giám đốc của công ty cổ phần không được đồng thời làm giám đốc, tổng giám đốc của công ty khác.
- Một doanh nghiệp có thể có nhiều hơn 1 người đại diện trên phương diện pháp lý.
4. Thay đổi vốn điều lệ công ty
Một số loại hình công ty mới sẽ được phép giảm vốn điều lệ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, tuy nhiên số vốn giảm phải theo tỷ lệ phần trăm nhất định. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, quyền lợi về tài sản đến thời điểm giảm vốn.
Về việc tăng vốn điều lệ, công ty cần lưu ý trường hợp có nhiều thành viên/ cổ đông sáng lập để xác định rõ hình thức góp vốn, phân chia trách nhiệm và làm giấy tờ khai thuế môn bài và nộp thuế theo đúng quy định.
5. Thay đổi tên công ty
Trường hợp đổi tên công ty thì phức tạp hơn một chút. Nếu muốn đổi tên, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải làm thủ tục thay đổi con dấu pháp nhân, in lại hóa đơn VAT và thông báo tới các cơ quan liên quan như thuế, ngân hàng, đối tác, bảo hiểm,…. để cập nhật thông tin.
Trên đây là những thông tin của Luật Hùng Sơn về 5 điều cần lưu ý khi làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Tùy theo mục đích cụ thể mà thủ tục có thể khác nhau, với từng khách hàng chúng tôi luôn mong muốn được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất để giúp chủ đầu tư thực hiện công việc thuận lợi nhất. Liên hệ với chúng tôi qua hotline:
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023