Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề đang thắc mắc cần được Luật sư tư vấn cho tôi cụ thể như sau: Tôi làm việc ở trong một doanh nghiệp kinh doanh, nhưng doanh nghiệp thì có cần phải thành lập công đoàn không bởi tôi được nghe nói công đoàn có thể có lợi cho người lao động. Vậy Luật sư cho tôi hỏi điều kiện, trình tư cũng như thủ tục để thành lập công đoàn theo quy định của pháp luật hiện nay là như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề thành lập công đoàn theo quy định mới nhất, chúng tôi sẽ giải đáp như sau.
1. Căn cứ pháp lý:
– Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI.
2. Điều kiện để thành lập công đoàn theo quy định.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 5 của Luật Công đoàn năm 2012 quy định rằng nếu như người lao động là người Việt Nam mà đang làm việc trong cơ quan, tổ chức hoặc là doanh nghiệp thì sẽ có quyền được thành lập, gia nhập hoặc là hoạt động công đoàn.
Theo như quy định trên thì việc thành lập công đoàn trong doanh nghiệp phụ thuộc vào sự sự nguyện nhưng vì để đảm bảo được quyền lợi chính đáng và những hỗ trợ khác đối với người lao động thì pháp luật khuyến khích nên thành lập một tổ chức công đoàn ở trong doanh nghiệp.
Việc thành lập công đoàn tuy không phải là một nghĩa vụ cụ thể theo quy định khi hoạt động doanh nghiệp, nhưng nên thành lập để đảm bảo được những quyền lợi cụ thể cho người lao động của công ty.
3. Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn theo quy định.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 của Điều lệ Công đoàn khóa XI quy định về trình tự khi người lao động tiến hành lập công đoàn cơ sở như sau:
– Người lao động sẽ tổ chức một Ban vận động để thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và phải được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tiến hành tuyên truyền, giúp đỡ, vận động, hướng dẫn. Ban vận động để thành lập phải có nhiệm vụ thực hiện đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về vấn đề được hướng dẫn khi tuyên truyền, vận động và thu nhận các đơn gia nhập vào Công đoàn của người lao động và về việc chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị thành lập theo quy định.
– Và khi đã có được đủ số lượng người lao động tán thành vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam, khi đủ số lượng người lao động tự nguyện thực hiện gia nhập tổ chức Công đoàn này theo đúng quy định thì bước tiếp theo Ban vận động sẽ tiến hành việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
– Và Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định sẽ có nhiệm vụ là công bố danh sách những người lao động xin gia nhập vào Công đoàn; sau đó tiến hành tuyên bố việc thành lập Công đoàn cơ sở và sau đó là bầu ra Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
– Trong một khoảng thời gian là 15 ngày kể từ khi mà Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở đã kết thúc, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở này phải có trách nhiệm lập ra hồ sơ để đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tiến hành việc ra quyết định công nhận đoàn viên và công nhận Công đoàn cơ sở.
– Và hoạt động của Công đoàn cơ sở, hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ được coi là hợp pháp theo quy định sau khi đã có được quyết định về việc công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
>>> Xem chi tiết phí thành lập TẠI ĐÂY!
Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn giải đáp thắc mắc về vấn đề thành lập công đoàn ở doanh nghiệp, cụ thể là thành lập công đoàn cơ sở. Việc thành lập này là vấn đề không bắt buộc, không phải thuộc về nghĩa vụ nhưng nên lập ra để có thể đảm bảo được quyền lợi cho người lao động một cách tốt nhất. Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hoặc những vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6518 để được hỗ trợ giải đáp.