Để có thể tách sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật, ngoài việc đáp ứng các điều kiện tách thửa, khách hàng còn phải làm theo đúng thủ tục. Ở bài viết dưới đây, Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!
Điều kiện tách sổ đỏ là gì?
Căn cứ theo Điều 143, Điều 144 của Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất ở tại nông thôn và đô thị. Theo đó để đáp ứng đủ điều kiện tách thửa, các bạn cần chú ý:
- Đất ở do cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng những công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, thích hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo Điểm đ khoản 2 Điều 61 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục tách thửa là không vượt quá 20 ngày kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Theo quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã có sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi cá nhân, hộ gia đình để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa trong trường hợp đất ở phù hợp với điều kiện cũng như tập quán tại địa phương.
- Đất ở tại đô thị gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng những công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng 1 thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, thích hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị đã được sự phê duyệt từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ đối với đất sử dụng cho mục đích xây dựng những công trình công cộng, công trình sự nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
Tách sổ đỏ với chủ nhà cần làm gì?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ cùng với Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thủ tục tách thửa khi người sử dụng đất là cá nhân người Việt Nam sẽ được thực hiện như sau:
Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị tách thửa của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất bao gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa theo đúng Mẫu số 11/ĐK;
- Bản gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp;
- Hồ sơ kỹ thuật về thửa đất (nếu như có yêu cầu)
- Hợp đồng chuyển nhượng về quyền sử dụng đất;
- Chứng minh thư nhân dân hay căn cước công dân, hộ khẩu.
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện những công việc sau:
Đo đạc địa chính để tiến hành chia tách thửa đất;
Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo đúng quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; cùng với việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hay trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng các tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không được chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao quyền cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao khi nộp hồ sơ tại cấp xã.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ?
Việc thực hiện thủ tục tách sổ đỏ chính là việc tách thửa theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, người có nhu cầu tách sổ đỏ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định về tách thửa của pháp luật.
Hồ sơ đề nghị tách thửa căn cứ theo quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính gồm có:
- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo đúng Mẫu số 11/ĐK;
- Bản gốc của Giấy chứng nhận đã cấp;
- Hồ sơ kỹ thuật về thửa đất (nếu như có yêu cầu)
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các văn bản thỏa thuận việc phân chia tài sản đã được công chứng hoặc chứng thực khi tách sổ đỏ trong phân chia tài sản chung, các tài sản thừa kế hoặc giấy tờ hợp lệ tương ứng;
- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu.
Như vậy để có thể thực hiện thủ tục tách sổ đỏ trước tiên các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định như trên để có thể thực hiện được nhanh nhất.
Thủ tục tách sổ đỏ theo quy định hiện nay
Thủ tục tách sổ đỏ được thực hiện cụ thể theo đúng quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định ở Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai, trình tự và thủ tục tách thửa đất được xác định như sau:
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Thời gian để giải quyết cũng như các mức thuế, lệ phí được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật thuế cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Phí tách sổ đỏ hết bao nhiêu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022, một số chi phí tách sổ đỏ như sau:
- Chi phí đo đạc: Thông thường từ 1,8 – 2 triệu đồng/lần (tùy vào mức giá của những tổ chức đo đạc tư nhân là khác nhau).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cùng với các tài sản khác gắn liền với đất: Do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng mức thu < 100.000 đồng/giấy/lần cấp theo quy định chung của pháp luật).
- Trong một số trường hợp, đối tượng sử dụng đất còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 2% cộng với lệ phí trước bạ 0,5% trên giá trị của mảnh đất.
Tư vấn thủ tục tách sổ đỏ của Luật Hùng Sơn
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong nghề, Luật Hùng Sơn sẵn sàng tư vấn tách sổ đỏ uy tín với các dịch vụ:
- Tư vấn chi tiết về thủ tục tách sổ đỏ.
- Tư vấn soạn thảo các tài liệu có liên quan.
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ đề nghị tách sổ đỏ và hồ sơ đăng ký biến động đất đai (nếu như có).
- Tư vấn quý khách hàng nộp hồ sơ và tiến hành theo dõi việc xử lý hồ sơ ở cơ quan có thẩm quyền.
- Kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền với tư cách tổ chức hành nghề luật trong trường hợp phát sinh những sai phạm của công chức, cán bộ khi khách hàng thực hiện tách sổ đỏ (nếu cần thiết).
- Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết làm thủ tục tách sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật. Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của Luật Hùng Sơn để biết thêm thông tin chi tiết về việc tách sổ đỏ nhé!
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023