Hiện nay, vấn đề đầu tư vốn vào công ty hợp danh luôn được quan tâm rất nhiều bởi các công ty hợp danh lớn nhỏ. Nhưng sau khi tiến hành đầu tư vốn thì thành viên góp vốn có được quyền rút vốn trong công ty hợp danh đó hay không cũng là một vấn đề quan trọng. Dưới đây sẽ là những thông tin cụ thể về thủ tục rút vốn công ty hợp danh theo quy định mới nhất của pháp luật. Mong mọi người nắm được thông tin để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về việc đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều kiện và hình thức rút vốn công ty hợp danh.
Điều kiện để rút vốn :
– Đối với thành viên hợp danh: nếu như được nhận được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên thì thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ có quyền rút vốn.
– Đối với thành viên góp vốn: thành viên góp vốn trong công ty hợp danh sẽ có quyền rút vốn không cần điều kiện nếu như Điều lệ của công ty hợp danh không có quy định về điều kiện để rút vốn.
Hình thức rút vốn được quy định như sau: rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng một phần hay là toàn bộ phần vốn góp của mình ở trong công ty hợp danh cho người khác mà không cần phải có sự đồng ý của bất kỳ một thành viên nào khác trong công ty hợp danh.
LIÊN HỆ TƯ VẤN : 0964.509.555 – 0969329922
3. Thủ tục để rút vốn công ty hợp danh.
Quy định về thủ tục rút vốn đối với thành viên hợp danh:
– Để có thể rút vốn trong công ty hợp danh thì thành viên hợp danh muốn rút vốn phải tiến hành thông báo bằng văn bản về việc yêu cầu rút vốn. Thời gian để thông báo rút vốn chậm nhất là 6 tháng trước ngày thực hiện rút vốn trong công ty hợp danh.
– Và thành viên hợp danh cũng chỉ được phép rút vốn khi mà nhằm vào thời điểm kết thúc năm tài chính và có báo cáo tài chính của năm tài chính đó và đã được thông qua.
– Quy định về thủ tục rút vốn đối với thành viên góp vốn: cần có một hợp đồng giao dịch giữa người mua lại vốn và thành viên góp vốn về việc thực hiện chuyển nhượng một phần hay là toàn bộ vốn góp của thành viên góp vốn công ty hợp danh.
>>> Muốn tăng vốn điều lệ công ty hợp danh thì cần làm những gì?
4. Hậu quả pháp lý khi rút vốn công ty hợp danh.
Hậu quả pháp lý khi rút vốn đối với thành viên hợp danh:
– Việc rút vốn của thành viên hợp danh khỏi công ty sẽ làm chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của người đó ở trong công ty hợp danh.
– Và thành viên hợp danh đã rút vốn này vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình đối với những khoản nợ của công ty hợp danh đã được phát sinh trước ngày mà chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của thành viên hợp danh đó, trong thời hạn quy định là 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Hậu quả pháp lý khi rút vốn đối với thành viên góp vốn: việc rút vốn của thành viên góp vốn khỏi công ty hợp danh sẽ làm chấm dứt tư cách thành viên góp vốn của công ty hợp danh đó.
Hậu quả pháp lý khi rút vốn đối với công ty hợp danh đó:
– Công ty hợp danh này sẽ phải tiến hành các thủ tục đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh của công ty mình.
– Công ty hợp danh này cũng phải tiến hành thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty.
– Và cuối cùng công ty hợp danh này cũng phải thực hiện đăng ký thay đổi thành viên của công ty.
Trên đây là những thông tin cụ thể và cơ bản về việc làm thủ tục rút vốn công ty hợp danh mà Công ty Luật Hùng Sơn cung cấp cho mọi người để có thể hiểu hơn một cách rõ ràng và chi tiết. Nếu như bạn đọc có thắc mắc về vấn đề này hoặc vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ với Công ty Luật Hùng Sơn để có thể được hỗ trợ nhanh chóng.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023