logo

Thủ tục nhập khẩu máy in vào Việt Nam

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 30-05-2022 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 666 Lượt xem

Máy in là một trong những thiết bị rất phổ biến và quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Hiện tại nhu cầu thị trường máy in ngày càng phát triển và được mua bán rộng rãi phổ biến. Để đáp ứng điều đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu máy in. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp khi nhập khẩu máy in còn vấp phải những vướng mắc về các thủ tục thông quan hàng hóa. Vậy thủ tục nhập khẩu máy in vào Việt Nam như thế nào? cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết sau để biết về thủ tục này.

Quảng cáo

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2021;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Quyết định 2479/QĐ-BTTTT ngày 29/12/2017
  • Thông tư 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/06/2015

Máy in là gì?

Máy in là một loại thiết bị, dụng cụ được dùng để tạo ra những bản in ấn, bản sảo của một loại tài liệu hay hình ảnh được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn thông qua những kỹ thuật và phương pháp in được tích hợp sẵn trong máy.

Hiện nay có các loại máy in thông dụng hiện nay như: Máy in laser; Máy in kim; Máy in phun; Máy in lụa; Máy in typo; Máy in ống đồng; Máy in flexo; Máy in offset…

Đơn vị nào được nhập khẩu máy in

Căn cứ theo nghị định số 25/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 60/2014/nđ-cp ngày 19 tháng 6 năm 2014 của chính phủ quy định về các hoạt động in, doanh nghiệp được phép nhập khẩu máy in về Việt Nam.

Căn cứ theo khoản 2, điều 27, nghị định số 60/2014/NĐ-CP Nghị định quy định về hoạt động in thì

“2. Đối tượng được nhập khẩu thiết bị in bao gồm:

  1. a) Cơ sở in;
  2. b) Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;
  3. c) Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ”.

Trong một số trường hợp, mặt hàng máy in nhập khẩu cần cấp giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

So với trước đây, thì pháp luật Việt Nam đã có rất nhiều ưu đãi mở rộng so với quy định trước đây. Doanh nghiệp khác ngoài: Cơ sở in; Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật; hay Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in ấn để phục vụ công việc nội bộ; vẫn được phép nhập khẩu máy in như bình thường

Danh mục máy in cần phải xin giấy phép nhập khẩu

Việc phân loại các loại giấy in cần phải xin giấy phép nhập khẩu, thủ tục và hồ sơ xin giấy phép đã được quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và thông tư số 16/2015/TT-BTTTT (Phụ lục I).

Theo đó, căn cứ theo phụ lục I, thông tư số 16/2015/TT-BTTTT thì máy in cần phải xin giấy phép nhập khẩu được phân loại chủ yếu dựa trên công nghệ in của máy mà không dựa theo công dụng. Cụ thể thì các loại máy in sau đây phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục Xuất bản:

  • Máy in sử dụng các công nghệ kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun có tốc độ in trên 50 tờ (khổ A4)/phút hoặc có khổ in trên A3 hay các máy có kết hợp tính năng photocopy màu (đa màu).
  • Máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress.
  • Máy photocopy màu và máy in có chức năng photocopy màu.

Các loại máy in nhiệt, máy in 3d, máy in lưới (lụa) sẽ không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu máy in

Khi nhập khẩu máy in (trường hợp các máy in cần phải xin giấy phép) các doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết

Quảng cáo

Các chứng từ làm thủ tục hải quan

  • Hợp đồng mua bán;
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice),
  • Bản kê khai hàng hóa (Packing list),
  • Vận đơn (Bill of Lading),
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin)…

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu máy in bao gồm:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của nghị định số 25/2018/NĐ-CP.
  • Catalogue của các thiết bị in ấn.
  • Bản sao của giấy đăng ký kinh doanh.

Các giấy tờ về thông tin cấp phép của doanh nghiệp cũng như giấy chứng nhận mã số thuế, …

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in

Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu máy in có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu điện, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp ở tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bước 3: Chờ đợi phản hồi từ cơ quan chính phủ

Trong thời gian 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in ấn; trường hợp không được cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do đó.

Bước 4: Nộp hồ sơ thông quan hàng hóa cho hải quan

Sau khi nhận được cấp giấy phép, bạn cần nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan lô hàng máy in nhập khẩu.

Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu có sẵn và phụ lục tờ khai (nếu có).

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể kê khai thông tin qua hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.

Sau khi hoàn thành thì có thể nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Khi hoàn thành, sẽ phân luồng tờ khai để kiểm tra thực tế lô hàng theo các mức độ. Doanh nghiệp sẽ cần phải nộp các khoản phí và lệ phí liên quan để hoàn tất việc thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn