logo

Thủ tục khiếu nại hành vi xâm phạm nhãn hiệu mới nhất

Hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, một sản phẩm, một thương hiệu hàng hóa dịch vụ. Đặc biệt là đối với các nhãn hiệu lớn điều này lại càng cần thiết hơn. Bởi vì, trong vài năm trở lại đây, số vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều và các thương hiệu, nhãn hiệu bị vi phạm phần lớn là của các doanh nghiệp nổi tiếng làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của DN và gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng. Chính vi thế, khi bị xâm phạm nhãn hiệu cá nhân, tổ chức cần nắm được quy định về Thủ tục khiếu nại hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Quảng cáo

lightbulb Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 105/2006/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
  • Luật sở hữu Trí tuệ 2005
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11.

thủ tục khiếu nại xâm phạm nhãn hiệu

lightbulb Thủ tục khiếu nại hành vi xâm phạm nhãn hiệu

1. Hồ sơ để khiếu nại hành vi xâm phạm nhãn hiệu

  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • 03 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có chứng thực hợp pháp.
  • Thông tin của bên vi phạm gồm tên cá nhân hoặc tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.
  • Những tài liệu chứng minh vi phạm của đối tượng bị nghi ngờ như:
    • Mẫu nhãn hiệu của bạn và mẫu nhãn hiệu của bên vi phạm.
    • Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ.
    • Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.

2. Thủ tục khiếu nại hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Nộp hồ sơ khiếu nại tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  • Cơ quan tiếp nhận:  Cục Sở hữu trí tuệ
  • Cục sẽ kiểm tra đơn theo các yêu cầu về hình thức (lý do khiếu nại, quyết định bị khiếu nại, thời hạn khiếu nại, người khiếu nại, người có quyền lợi liên quan), và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý/không thụ lý đơn khiếu nại (có nêu rõ lý do).

3. Nhận kết quả

  • 10 ngày để ra thông báo thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
  • 30 ngày kể từ ngày ra thông báo để người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến.
  • 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 45 ngày (đối với khiếu nại lần thứ nhất).
  • 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 60 ngày (đối với khiếu nại lần thứ hai).

lightbulb Các loại phí, lệ phí

  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại: 180.000 đồng. Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng.
  • Phí thẩm định, trưng cầu giám định nhãn hiệu: 550.000 đồng nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.

Trên đây là những thông tin về Thủ tục khiếu nại hành vi xâm phạm nhãn hiệu mới nhất, hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.

Quảng cáo

Nếu còn thắc mắc hay gặp khó khăn gì trong quá trình làm thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6518 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

5/5 - (2 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn