Với sự phát triển của công nghệ in hiện đại ngày nay thì sự nhập khẩu của các thiết bị in vào trong nước để phát triển tốt hơn công nghệ in là điều không thể bàn cãi. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là làm thủ tục để được cấp giấy phép nhập khẩu các thiết bị in ấn có đơn giản hay không? Sau đây, Luật Hùng Sơn sẽ hướng dẫn cho mọi người thêm thông tin về giấy phép nhập khẩu thiết bị in theo quy định.
1. Quy định của pháp luật về giấy phép nhập khẩu thiết bị in
Không phải bất cứ thiết bị in nào khi nhập khẩu cũng phải cần có giấy phép, nhưng một số thiết bị in khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam thì cần phải có được giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Những sản phẩm nhập khẩu này cần có giấy phép của Bộ Thông tin và truyền thông được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 25/2018/NĐ-CP như sau:
– Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm và máy tạo khuôn in.
– Máy in có sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), ống đồng, flexo, hoặc là máy in lưới (lụa).
– Máy dao xén giấy hoặc là máy gấp sách, máy đóng sách (đóng bằng thép hoặc là khâu chỉ), máy kỵ mã liên hợp, máy vào bìa, dây chuyền liên hợp để hoàn thiện sản phẩm in.
– Máy photocopy màu và máy in có chức năng thực hiện photocopy màu.
Những đối tượng được thực hiện nhập khẩu thiết bị in được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 25/2018/NĐ-CP như sau:
– Cơ sở in ấn.
– Doanh nghiệp mà có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan hoặc là tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng các thiết bị in để thực hiện phục vụ công việc nội bộ.
2. Thủ tục cần thực hiện gồm :
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau:
– Có đơn đề nghị theo mẫu quy định.
– Có Ca-ta-lô (Catalogue) của từng loại thiết bị in.
– Có bản sao chứng thực của các loại tài liệu sau:
- Với đối tượng là cơ sở in: cần Giấy phép hoạt động in hoặc là tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in đã được xác nhận theo quy định ở tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 25/2018/NĐ-CP.
- Với đối tượng là Doanh nghiệp mà có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật: cần một trong những loại giấy tờ là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Với đối tượng là cơ quan hoặc là tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng các thiết bị in để thực hiện phục vụ công việc nội bộ: cần quyết định thành lập đối với cơ quan hoặc tổ chức.
Bước 2: Gửi hồ sơ đến cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bước 3: Trong thời gian quy định là 5 ngày làm việc kể từ ngày mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì phải thực hiện cấp giấy phép nhập khẩu các thiết bị in. Nếu như trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải có văn bản nêu rõ được lý do không cấp giấy phép.
Trên đây là những thông tin pháp luật về thủ tục để được cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in. Không quá phức tạp để làm thủ tục, chỉ cần nắm rõ được các thông tin cơ bản như trên mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu như bạn đọc có vấn đề thắc mắc nào về giấy phép này hoặc là vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để chúng tôi có thể hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng, chính xác các thông tin pháp lý cho bạn.