Tổ chức nên các hội chợ hoặc là triển lãm thương mại, có nhiều mục đích khác nhau nhìn chung đều hướng đến hoạt động xúc tiến thương mại. Các hoạt động này nhận được khá nhiều sự quan tâm từ phía người dân. Tuy nhiên, không phải thương nhân nào cũng am hiểu về các thủ tục đăng ký để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Luật Hùng Sơn sẽ tư vấn cho bạn đọc một số thông tin cụ thể xoay quanh việc làm thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hiện nay.
1. Đối tượng thực hiện tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
Dưới đây là các đối tượng theo quy định của pháp luật là người đứng ra tổ chức hội chợ hay triển lãm thương mại:
– Thương nhân trực tiếp tổ chức hội, triển lãm thương mại.
– Thương nhân thuê thương nhân khác là người kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức hội chợ hoặc triển lãm thương mại cho mình.
2. Điều kiện để hàng hóa có thể được trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại
Hàng hóa muốn được trưng bày thì cần phải đáp ứng điều kiện sau:
– Phải ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa giới thiệu, trưng bày ở tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam theo các quy định pháp luật hiện hành về nhãn hàng hóa.
– Việc thực hiện trưng bày hàng giả, hàng có sự xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật ở tại hội chợ, triển lãm thương mại phải được nêu rõ trong nội dung khi thương nhân làm thủ tục đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền. Khi trưng bày hàng hóa thì thương nhân phải niêm yết rõ ràng đó là hàng xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
– Việc sử dụng chủ đề hay là tên của hội chợ, triển lãm thương mại không được trái với pháp luật, phong tục, tập quán, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của nước Việt Nam. Trong trường hợp mà có sử dụng từ ngữ để quảng bá danh hiệu, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc là uy tín thì phải có được bằng chứng để chứng minh cho danh hiệu, chất lượng phù hợp với các yêu cầu của triển lãm thương mại đã được đăng ký.
– Và việc tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia vào hội chợ, triển lãm thương mại ở nước Việt Nam, việc tạm xuất tái nhập hàng hóa hay dịch vụ tham gia vào hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài thì phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hải quan, và những quy định pháp luật có liên quan khác.
3. Thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
Bước 1: Thương nhân có yêu cầu đăng ký sẽ nộp hồ sơ ở tại Sở Công Thương nơi mà dự định thực hiện tổ chức hội chợ, tổ chức triển lãm thương mại. Hồ sơ theo quy định cần có các loại tài liệu sau:
– 01 Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu được quy định số 10 Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP.
– 01 Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định thành lập doanh nghiệp/quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương).
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý hồ sơ. Việc xử lý hồ sơ đăng ký sẽ diễn ra trong thời hạn 7 ngày làm việc theo quy định. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành gửi văn bản đến cho thương nhân về việc xác nhận hoặc là không xác nhận cho thương nhân tổ chức hội chợ, tổ chức triển lãm thương mại.
Bước 3: Sau khi đã nhận được văn bản có sự xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền, thương nhân sẽ tiến hành tổ chức hội chợ, tổ chức triển lãm thương mại theo các quy định của pháp luật.
Bước 4: Thương nhân nào thực hiện tổ chức hội chợ, tổ chức triển lãm thương mại thì phải có báo cáo gửi đến cho cơ quan quản lý nhà nước được biết về kết quả của việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Phải tuân thủ các nội dung đã đăng ký và được xác nhận.
Trên đây là các quy định của pháp luật về việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này hoặc là vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023