Hiện nay, đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm của mình là điều cần thiết nên làm. Nhưng sau đó vì nhiều lý do khác nhau mà chủ của tác phẩm ấy muốn chuyển nhượng quyền tác giả cho một người khác thì phải làm như thế nào? Sau đây là tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề chuyển nhượng quyền tác giả theo quy định của pháp luật mới nhất. Hy vọng mọi người có thể nắm rõ một cách chi tiết về cụ thể về vấn đề này.
1. Điều kiện để chuyển nhượng quyền tác giả theo quy định
Đây là một quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đã được quy định vô cùng cụ thể ở trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Việc chuyển nhượng này được thực hiện theo các quy định cụ thể của pháp luật về điều kiện, hồ sơ và thủ tục. Sau khi thực hiện hoàn tất thủ tục thì chủ sở hữu quyền tác giả cũ sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với tác phẩm của mình.
Điều kiện để nhượng quyền tác giả:
– Tác giả sẽ không được chuyển nhượng các quyền nhân thân, tác giả chỉ được chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm.
– Nếu như mà tác phẩm đã đăng ký này là đồng sở hữu chủ thì khi thực hiện chuyển nhượng cũng phải có sự đồng ý của các thành viên là đồng sở hữu chủ đối với tác phẩm ấy.
– Tất cả việc thực hiện này đều phải làm trên một hợp đồng chuyển nhượng và thực hiện theo đó. Và hợp đồng chuyển nhượng sẽ gồm những nội dung cơ bản cụ thể sau đây:
+ Có tên và địa chỉ cụ thể của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
+ Có căn cứ để chuyển nhượng.
+ Có giá cả và phương thức thanh toán.
+ Có các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
+ Có quy định cả trách nhiệm nếu như có sự vi phạm hợp đồng.
2. Hồ sơ cần chuẩn bị theo quy định
Hồ sơ để thực hiện bao gồm những tài liệu được quy định cụ thể như sau:
– Có đơn đăng ký chuyển nhượng.
– Có hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả hoặc là hợp đồng tặng cho quyền tác giả.
– Có bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã được cấp trước đó và có kèm theo bản lưu của tác phẩm.
– Hợp đồng, văn bản ủy quyền (nếu có).
– Có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với bên chuyển giao và của bên nhận chuyển giao trong trường hợp hai bên này là công ty hoặc cần có bản sao của chứng minh thư nhân dân (có thể thay thế được bằng thẻ căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn có hiệu lực) nếu như hai bên là cá nhân.
– Thời gian để thực hiện hoàn tất việc đăng ký nhượng quyền tác giả: pháp luật về Sở hữu trí tuệ quy định là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Sở hữu trí tuệ nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định.
3. Các quy định về hợp đồng
– Đây là hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ chuyển nhượng quyền tác giả.
– Và khi lập hợp đồng chuyển nhượng thì cũng nên thể hiện đầy đủ các nội dung về mục đích của hợp đồng, chủ sở hữu quyền tác giả, các quyền khác liên quan đến việc chuyển nhượng quyền hay là một số quyền nhân thân hoặc là quyền tài sản cho bên nhận chuyển nhượng theo các hình thức, thời hạn, phạm vi, phương thức thanh toán, … đã được sự xác định của hai bên.
– Đây là tài liệu quan trọng nhất trong hồ sơ để thực hiện đăng ký chuyển nhượng ở Cục Sở hữu trí tuệ hiện nay. Nên phải thực hiện làm hợp đồng hợp lệ theo các quy định của pháp luật về hợp đồng để không có xảy ra những sai sót không nên có.
Trên đây là các thông tin chi tiết và cụ thể về việc làm thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nếu như bạn đọc có vấn đề nào thắc mắc về lĩnh vực sở hữu trí tuệ này hoặc vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Công ty Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.
>>> Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới nhất 2019
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023