Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập như thế nào?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 01-04-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1149 Lượt xem

Chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông trong công ty cổ phần có điều kiện ràng buộc gì không? Việc chuyển nhượng cổ phần cần phải tuân theo trình tự, thủ tục như thế nào để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Luật Hùng Sơn xin giới thiệu về thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập ở bài viết dưới đây:

Quảng cáo

1. Cổ đông sáng lập là gì?

Cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần là cổ đông công ty sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.

Như vậy, để một cổ đông được coi là cổ đông sáng lập khi thỏa mãn 02 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, cổ đông phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông;

Thứ hai, phải được kê khai thông tin và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập được nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định về công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất từ 03 cổ đông sáng lập trở lên. Các cổ đông sáng lập trong công ty phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất từ 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm thực hiện đăng ký doanh nghiệp. 

Các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông tại thời điểm thực hiện đăng ký doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 90 ngày này, số phiếu biểu quyết của cổ đông sẽ được tính theo số cổ phần phổ thông được đăng ký mua.

Lưu ý: Trong trường hợp đối với công ty cổ phần thực hiện việc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước hoặc từ Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác thì sẽ không nhất thiết phải có các cổ đông sáng lập. Trường hợp này, Điều lệ của Công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của các cổ đông phổ thông trong công ty đó.

thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

2. Khi nào cổ đông sáng lập được chuyển nhượng cổ phần

Căn cứ theo Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định được tự do chuyển nhượng cổ phần trong công ty trừ trường hợp sau đây:

Kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 năm, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sẽ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và muốn thực hiện việc chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong công ty. Đây là một trong những hạn chế về chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần nếu công ty đó hoạt động chưa đủ thời gian trên. Sau thời hạn 03 năm từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các hạn chế trên đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sẽ được bãi bỏ.

Căn theo Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết trong công ty là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết trong công ty sẽ do Điều lệ công ty quy định. Cổ đông công ty sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp việc chuyển nhượng cổ phần theo bản án hoặc theo quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Quảng cáo

+ Chỉ có tổ chức được Chính phủ được ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong công ty. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn 03 năm đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết trong công ty sẽ không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.”

3. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cần chuẩn bị theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong trường hợp cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần bao gồm:

– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, quyết định của Đại Hội đồng cổ đông;

– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và biên bản thanh lý hợp đồng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần (Nếu có);

Bước 2: Công ty sẽ thực hiện việc cấp giấy chứng nhận cổ phần cho cổ đông mới đồng thời thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho việc chuyển nhượng.

Căn cứ theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần có thực hiện hoạt động chuyển nhượng cổ phần sẽ chỉ phải thông báo đến phòng Đăng ký kinh doanh khi thuộc 02 trường hợp sau đây:

  • Chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài;
  • Thay đổi cổ đông sáng lập công ty do cổ đông không góp đủ vốn.

Tất cả các nội dung trên chỉ được áp dụng cho cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty.

Luật Hùng Sơn hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho các bạn nắm rõ được quy trình, cách thức thực hiện về thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập. Nếu còn bất cứ vấn đề nào chưa được làm rõ, xin vui lòng liên hệ đến số Tổng đài: 19006518.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn