logo

Tên thương mại là gì? Thời gian bảo hộ của tên thương mại?

Tên thương mại là gì? Nhãn hiệu và tên thương mại là hai trong số những quyền sở hữu công nghiệp. Hai đối tượng này có sự tương đồng và cũng có sự khác biệt. Nhãn hiệu được nhận diện dễ dàng và khá phổ biến hiện nay. Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt và nhận biết được yếu tố “Tên thương mại”. Bài viết dưới đây sẽ giải quyết câu hỏi Tên thương mại là gì? Thời gian bảo hộ tên thương mại là bao lâu? Tên thương mại khác gì với nhãn hiệu?

Quảng cáo

Tên thương mại là gì?

Tại Khoản 21, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:

“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

Theo đó, tên thương mại có thể là tên gọi của một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Chức năng của tên thương mại là PHÂN BIỆT các chủ thể kinh doanh có cùng lĩnh vực kinh doanh, khu vực kinh doanh.

Lĩnh vực kinh doanh là chỉ ngành, nghề hoạt động. Khu vực kinh doanh để chỉ khu vực địa lý nơi diễn ra hoạt động kinh doanh, trao đổi. Việc sử dụng tên thương mại bao gồm các hoạt động sử dụng tên thương mại đó để xưng danh trong các hoạt động thương mại, kinh doanh, thể hiện trên biển hiệu, giấy tờ, chứng từ giao dịch, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ,…

thời gian bảo hộ tên thương mại

Điều kiện bảo hộ tên thương mại là gì?

Không giống như quyền đối với nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, được xác lập trên cơ sở SỬ DỤNG HỢP PHÁP tên thương mại. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ, được quy định tại Điều 76 Luật SHTT như sau:

“Tên thương mại được bảo hộ nếu có KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

Khả năng phân biệt của tên thương mại được xác định bởi các điều kiện:

  • Có thành phần chứa tên riêng, trừ các trường hợp đã được biết đến rộng rãi trong quá trình sử dụng trên thị trường;
  • Tên thương mại phải không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trước đó cho cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh;
  • Tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước đó.

Luật SHTT cũng quy định đối tượng không được bảo hộ dưới hình thức tên thương mại:

Quảng cáo

“Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.”

Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu?

Về cơ bản, nhãn hiệu và tên thương mại rất dễ bị nhầm lẫn với mục đích của hai đối tượng đều nhằm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác. Đôi khi chúng xuất hiện cùng nhau và có nhiều trường hợp tên thương mại lại trùng với nhãn hiệu. Do đó, chúng tôi đưa ra nội dung dưới đây nhằm chỉ ra điểm phân biệt giữa tên thương mại và nhãn hiệu.

Thứ nhất, dấu hiệu nhận biết:

  • Tên thương mại tồn tại ở dạng từ ngữ, chữ cái, không có hình ảnh, màu sắc;
  • Nhãn hiệu có thể tồn tại ở dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều.. và có thể có nhiều màu sắc hoặc đơn sắc đen trắng.

Thứ hai, căn cứ xác lập quyền:

  • Tên thương mại được bảo hộ thông qua sử dụng tên thương mại trong hoạt động kinh doanh. KHÔNG phụ thuộc vào việc đăng ký hay cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nhãn hiệu phải trải qua quy trình đăng ký và thẩm định tại Cục SHTT;

Thứ ba, về phạm vi bảo hộ:

  • Tên thương mại được bảo hộ dựa trên lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh;
  • Nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi đăng ký và cấp quyền;

Thời hạn bảo hộ:

  • Tên thương mại không xác định thời hạn bảo hộ;
  • Nhãn hiệu sau khi trải qua quy trình thẩm định, xét duyệt nếu được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ. Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể tiến hành gia hạn, mỗi lần gia hạn 10 năm;

Mục đích:

  • Tên thương mại nhằm phân biệt giữa hai chủ thể kinh doanh cùng lĩnh vực, khu vực. Tên thương mại để phân biệt chủ thể;
  • Nhãn hiệu nhằm phân biệt hàng hoá/dịch vụ cùng loại giữa hai chủ thể. Nhãn hiệu nhằm phân biệt hàng hoá/dịch vụ;

Quyền chuyển giao:

  • Tên thương mại chỉ được chuyển nhượng hoặc thừa kế cho chủ thể khác nếu kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Nhãn hiệu có thể chuyển nhượng thông qua hình thức Hợp đồng chuyển nhượng.

Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Qua các tiêu chí trên dễ dàng phân biệt được tên thương mại và nhãn hiệu.

Thời gian bảo hộ của tên thương mại là bao lâu?

Quyền đối với tên thương mại được xác lập dựa trên việc sử dụng tên thương mại đó. Với quy định hiện hành không quy định thời gian bảo hộ đối với tên thương mại. Đây cũng là một điểm phân biệt rõ rệt với quyền đối với nhãn hiệu. Một bên xác lập dựa trên việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh và một bên xác lập quyền dưới hình thức cấp văn bằng bảo hộ.

Tổng kết lại, tên thương mại là một đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Giống như những người anh em “nhãn hiệu”, tên thương mại mang chức năng phân biệt rõ rệt giữa các chủ thể có cùng lĩnh vực kinh doanh, khu vực kinh doanh. Chính tên thương mại là cách để phân biệt các cá nhân, tổ chức đó với nhau.

Nếu có câu hỏi nào về chủ đề tên thương mại, vui lòng để lại bình luận. Trường hợp cần tư vấn và hỗ trợ gấp, khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6518 để được tư vấn kịp thời.

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn