Tìm hiểu thỏa thuận cổ đông là gì?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 10-06-2023 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 3631 Lượt xem

Thỏa thuận cổ đông là gì? Thỏa thuận cổ đông trong thực tiễn kinh doanh đã ghi nhận rất nhiều thỏa thuận cổ đông được ký kết, không chỉ với vai trò là những người thành lập ra công ty mà còn là những thỏa thuận giữa các cổ đông ngay cả sau khi công ty đã đi vào hoạt động. Thỏa thuận cổ đông là gì? Những vấn đề pháp lý về thỏa thuận cổ đông sẽ được Luật Hùng Sơn giới thiệu ở bài viết dưới đây:

Quảng cáo

Thỏa thuận cổ đông là gì?

Thỏa thuận cổ đông (“Shareholder Agreement“) trong công ty thường ít xuất hiện trong các văn bản pháp luật và đây được coi như một thuật ngữ pháp lý. Hầu hết các quốc gia đều không có định nghĩa rõ ràng về thỏa thuận cổ đông nhưng lại mô tả khá chi tiết về nội dung, hình thức hay hiệu lực để thông qua các quy định về từng loại thỏa thuận cổ đông..

Ở Việt Nam, thỏa thuận cổ đông cũng không được viện dẫn trong bất kỳ một điều luật cụ thể nào. Tuy nhiên từ thực tiễn đầu tư kinh doanh những năm gần đây cho thấy Thỏa Thuận Cổ Đông ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Và trên thực tế Thỏa Thuận Cổ Đông này chỉ được ký riêng giữa một số thành viên hoặc được kí giữa các cổ đông có giá trị ràng buộc giữa các thành viên hoặc các cổ đông đó.

Nếu như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ công ty được xem là những văn kiện pháp lý bắt buộc và cấu thành nên công ty thì thỏa thuận của các cổ đông cũng là một trong những hồ sơ tài liệu không kém phần quan trọng mà trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào một công ty, những nhà đầu tư sẽ phải soạn thảo và ký kết với nhau. Trong điều lệ của công ty và thỏa thuận cổ đông thực chất đều chỉ xoay quanh việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các cổ đông hay cổ đông với công ty hay quyền của cổ đông hay những vấn đề quản lý công ty và là cơ sở để thực hiện giải quyết những khúc mắc và những tranh chấp nếu xảy ra trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động công ty.

Thực tế cho thấy trong điều lệ công ty cũng chính là một loại thỏa thuận giữa các cổ đông nhưng là thỏa thuận được cam kết bởi tất cả các cổ đông của công ty (ngay cả những cổ đông tham gia sau vào công ty cũng phải tuân thủ thực hiện) và được thỏa thuận tại thời điểm thành lập công ty. Còn thỏa thuận cổ đông chỉ được hiểu theo nghĩa rộng chính là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều hay tất cả các cổ đông về những vấn đề liên quan đến nội bộ của công ty. Vì vậy, giữa hai văn bản này vẫn có sự khác biệt cụ thể:

Thứ nhất, không giống như điều lệ công ty, thỏa thuận về cổ đông không phải là tài liệu bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Thỏa thuận cổ đông sẽ chỉ được lập khi các cổ đông thấy sự cần thiết. Thỏa thuận của cổ đông có thể sẽ được ký kết tại thời điểm trước hoặc sau khi công ty được thành lập.

Thứ hai, thỏa thuận giữa các cổ đông thông thường được các cổ đông tham gia ký kết và giữ bí mật vì nó không phải là tài liệu có nghĩa vụ phải công bố cho bên thứ ba biết. Đây có thể được xem là một lý do mà mặc dù đã có điều lệ công ty quy định nhưng cổ đông vẫn có nhu cầu để thực hiện ký kết thỏa thuận cổ đông nhằm đem lại những quyền lợi đặc thù cho cổ đông tham gia thỏa thuận và điều đó lại được giữ bí mật.

Thứ ba, nếu như điều lệ của công ty được ví như bản hiến pháp của công ty vì nó ràng buộc tất cả các cổ đông công ty cũng như chính công ty đó phải có sự tuân thủ thì thỏa thuận cổ đông ngược lại; thỏa thuận cổ đông chỉ có ràng buộc những chủ thể tham gia thỏa thuận. Ngoài ra trong nội dung điều lệ công ty còn có hiệu lực đối với bên thứ ba thì ngược lại, bên thứ ba có thể không biết và không có nghĩa vụ phải biết có sự tồn tại của thỏa thuận giữa các cổ đông.

Thứ tư, trong điều lệ công ty là văn kiện bắt buộc phải có khi thành lập doanh nghiệp nên pháp luật có quy định về các điều khoản tối thiểu cần có trong một bản điều lệ và sẽ phải được thông qua hoặc đăng ký bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong khi đó, nội dung của thỏa thuận cổ đông, điều khoản của thỏa thuận hoàn toàn do các bên tham gia quyết định lựa chọn. Như vậy, rõ ràng dưới góc độ về pháp luật doanh nghiệp, thì thỏa thuận cổ đông sẽ là một văn bản pháp lý khác biệt với điều lệ của công ty, không bắt buộc và chỉ thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thỏa thuận.

Tóm lại, thỏa thuận cổ đông là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều các cổ đông của công ty về vấn đề liên quan đến công ty và/hoặc quyền lợi của cổ đông công ty. Thỏa thuận cổ đông có thể được lập trước hoặc sau khi công ty thành lập, trong đó, quy định về bổ sung và /hoặc cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số điều khoản đặc thù nhằm gia tăng nội dung quyền lợi cho một nhóm cổ đông tham gia thỏa thuận hoặc nhằm góp phần quản trị công ty một cách hiệu quả, là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi có xung đột nội bộ.

thỏa thuận cổ đông

Soạn thảo thỏa thuận cổ đông

Tham khảo mẫu Thỏa Thuận Cổ Đông mẫu dành cho trường hợp trước khi thành lập Công ty như dưới đây (bấm vào nút Tải về bên dưới)

tai-ve

Như đã nói ở trên, Thỏa Thuận Cổ Đông (“Shareholders’ Agreement”) không chỉ dành cho trường hợp thỏa thuận trước khi thành lập Công ty. Thỏa Thuận Cổ Đông cũng được dùng cho trường hợp sau khi Công ty đã được thành lập.

Khác với Điều Lệ công ty, những điều khoản tại Thỏa Thuận Cổ Đông có thể chưa được hoặc không thể quy định tại Điều lệ, thì có thể được quy định tại Thỏa Thuận Cổ Đông để buộc các cổ đông tham gia vào thỏa thuận phải tuân thủ. Do vậy, tùy theo thỏa thuận của các cổ đông mà nội dung của Thỏa Thuận Cổ Đông sẽ được luật sư soạn thảo cho phù hợp.

Quảng cáo

Các nội dung chính của Thỏa Thuận Cổ Đông

Thỏa Thuận Cổ Đông cơ bản sẽ có các nội dung chính như sau:

  1. Mục đích và phạm vi của thỏa thuận: Thỏa thuận có giá trị cao hơn Điều Lệ và được ưu tiên áp dụng.
  2. Bộ máy quản lý và chức năng của bộ máy: HĐQT, ĐHĐCĐ, Ban kiểm soát, quyền tổ chức ĐHĐCĐ, HĐQT.
  3. Quyền của các cổ đông tham gia Thỏa Thuận: quyền biểu quyết, tỷ lệ biểu quyết, quyền chỉ định thành viên HĐQT, quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật.
  4. Quyền phủ quyết của Cổ đông thiểu số (nếu có);
  5. Quyền phát hành cổ phần ưu đãi, cổ phần ESOP, cổ phần phổ thông và các quy định liên quan;
  6. Quyền chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông: Ưu tiên bán cho các cổ đông hiện hữu, nghĩa vụ thông báo giá bán, số lượng bán, thời gian bán cho các cổ đông hiện hữu;
  7. Quyền bán kèm cổ phần (Tag-Along)
  8. Quyền buộc bán kèm cổ phần (Drag-Along)

Luật Hùng Sơn đã có kinh nghiệp soạn thảo rất nhiều Thỏa Thuận Cổ Đông (“Shareholders Agreement” hay còn gọi tắt là “SHA“), Hợp Đồng Chào Bán Cổ Phần (“Shares Subscription Agreement” – hay còn gọi tắt là “SSA“) cho các Công ty, Start-up phục vụ quá trình kêu gọi vốn để ký kết với Nhà đầu tư mới.

Những vấn đề pháp lý về thỏa thuận cổ đông

Thứ nhất, về chủ thể tham gia thỏa thuận cổ đông, hiện nay đang tồn tại ba quan điểm về thỏa thuận cổ đông như sau:

 Thỏa thuận của cổ đông là những thỏa thuận và quy ước giữa các thành viên hay các cổ đông của công ty. Điều đó cũng có nghĩa rằng chủ thể tham gia thỏa thuận cổ đông bắt buộc phải là các cổ đông hoặc các nhóm cổ đông của cùng một công ty.

Thứ hai, về phân loại thỏa thuận cổ đông:

Có nhiều cách để phân loại nhưng sẽ lựa chọn việc phân loại cổ đông dựa trên nội dung của thỏa thuận. Theo đó, nội dung của thỏa thuận cổ đông được chia thành ba loại. Loại thứ nhất là các thỏa thuận cổ đông có liên quan tới quyền thực hiện biểu quyết, loại thứ hai liên quan tới việc thực hiện chuyển nhượng cổ phần, và loại thứ ba là các thỏa thuận cổ đông liên quan tới việc quản lý hoạt động công ty.

  • Về thỏa thuận cổ đông có liên quan tới quyền thực hiện biểu quyết

Quyền biểu quyết sẽ là quyền cơ bản của cổ đông và sẽ được ghi nhận bởi các nhà làm pháp luật. Thỏa thuận cổ đông liên quan tới quyền biểu quyết về các vấn đề của công ty phổ biến nhất hiện nay là thỏa thuận gộp quyền thực hiện biểu quyết sau đây gọi là thỏa thuận gộp, thường sẽ được thực hiện thông qua ủy thác biểu quyết.

  • Về thỏa thuận cổ đông liên quan tới việc chuyển nhượng cổ phần

Về nguyên tắc, cổ đông công ty có quyền tự do thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần. Luật doanh nghiệp hiện hay luật các nước đều thừa nhận tính khả nhượng của cổ phần/phần vốn góp trong công ty. Tuy nhiên, vì những lý do như muốn các thành viên đã cam kết gắn bó với công ty trong thời gian dài nên họ sẽ ký thỏa thuận hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần trong một thời gian nhất định; hoặc vì sợ mất quyền lợi kiểm soát công ty vào tay người ngoài nên các cổ đông của công ty có sự thỏa thuận nếu có cổ đông muốn bán cổ phần thì phải ưu tiên bán cho các cổ đông này trước mặc dù số cổ phần này sẽ không thuộc vào trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng do luật định; hoặc để giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý của công ty ví dụ như deadlock mà yêu cầu cổ đông nhỏ phải bán cổ phần của mình.

  • Về thỏa thuận cổ đông liên quan tới việc quản lý công ty

Một trong những mục đích để thúc đẩy các cổ đông công ty và tham gia một thỏa thuận cổ đông chính là vấn đề quản lý của công ty hay nói cách khác là quyền kiểm soát và chi phối hoạt động công ty. Vì vậy, những điều khoản thường xuất hiện sẽ bao gồm:

(a) Quyền chỉ định người vào các chức danh quản lý của công ty;

(b) Quyền quyết định hoặc quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng của công ty như sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty; tổ chức lại công ty; thực hiện các dự án đầu tư lớn; bán tài sản lớn của công ty; ký kết các hợp đồng có khả năng ảnh hưởng tài sản công ty (vay hoặc bảo lãnh…). Rõ ràng với những điều khoản công ty trên thì thỏa thuận cổ đông đã trao cho người tham gia thỏa thuận những quyền năng lớn hơn so với các cổ đông còn lại trong công ty.

Thứ ba, về hình thức của thỏa thuận cổ đông: một thỏa thuận cổ đông có thể thực hiện bằng lời nói bởi tính bảo mật của nó. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay khó có thể áp dụng bởi điểm bất cập đối với một thỏa thuận cổ đông bằng lời nói là sự đó là khó chứng minh một thỏa thuận như vậy tồn tại được. Giá trị giao dịch càng lớn thì thiệt hại khi một bên phá vỡ thỏa thuận sẽ càng lớn, một thỏa thuận bằng lời nói sẽ tăng tính rủi ro cho giao dịch giữa các bên. Ngoài ra, lí do chính để một thỏa thuận cổ đông nên lập bằng văn bản, có chữ kí của các bên, đó là sự cần thiết đăng kí trong sổ cổ đông nếu có sự thay đổi về cổ phần trong công ty, hoặc thông báo cho công ty nếu là thỏa thuận thay đổi điều lệ công ty.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hùng Sơn thỏa thuận cổ đông là gì? Những vấn đề pháp lý về thỏa thuận cổ đông. Luật Hùng Sơn với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư hình sự, dân sự và đất đai sẽ giúp giải đáp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất theo số tổng đài: 1900 6518.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn