logo

Thế nào là kết hôn trái pháp luật và các biện pháp xử lý?

Mối quan hệ giữa nam và nữ được gọi là hôn nhân sau khi vợ và chồng kết hôn, và kết hôn là việc mà nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình với các điều kiện về kết hôn và đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, ngoài các trường hợp kết hôn hợp pháp thì cũng không loại trừ khả năng hôn nhân trái pháp luật vẫn diễn ra trên thực tế. Và việc diễn ra hôn nhân trái pháp luật ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ hôn nhân của nam và nữ? Sau đây là những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành về kết hôn trái pháp luật cũng như các biện pháp để xử lý.

Quảng cáo

1. Thế nào là kết nhân trái pháp luật?

Căn cứ vào Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc kết hôn trái pháp luật phải thỏa mãn hai điều kiện:

 Điều kiện 1: nam và nữ đã đăng ký kết hôn đúng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đúng theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn.

Điều kiện 2: một hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện về kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Quảng cáo

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

 

hôn nhân trái pháp luật

 

2. Chủ thể nào có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật?

Căn cứ vào Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật được chia làm ba trường hợp ứng với từng nội dung vi phạm điều kiện kết hôn:

Trường hợp 1: Nếu việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm theo điểm b khoản 1 Điều 8 Luật này thì người bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị các cá nhân, tổ chức khác được quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự Việt Nam.

Trường hợp 2: Nếu việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm theo các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này thì các cá nhân hoặc các cơ quan, tổ chức sau có thể có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật.

  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật về hôn nhân và gia đình;
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình: đối với phạm vi toàn quốc là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các Bộ, các cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quyền hạn, nhiệm vụ của mình; đối với phạm vi tại địa phương là Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; được quy định tại Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP có 17 cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em.
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Trường hợp 3: Nếu việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm tại điểm b, c và d khoản 2 Điều này thì các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật này thì đều có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật.

Xem thêm >>> Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật ly hôn trực tuyến TẠI ĐÂY!

3. Lưu ý một số trường hợp đặc biệt:

Về nguyên tắc thì việc kết hôn trái pháp luật khi có yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt:

Vào thời điểm hủy kết hôn trái pháp luật thì dấu hiệu kết hôn trái pháp luật đã không còn thì Tòa án sẽ áp dụng pháp luật theo hướng không hủy kết hôn trái pháp luật và sẽ giải quyết theo ly hôn nếu có yêu cầu của bên có quyền yêu cầu.

Tại thời điểm yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà các bên đã có đủ điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật này và hai bên có yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án phải ra quyết định công nhận quan hệ hôn nhân của nam, nữ này.

Kết luận: việc kết hôn trái pháp luật đã và đang diễn ra trên thực tế nên buộc Luật hôn nhân và gia đình phải đặt ra các chế định về việc kết hôn trái pháp luật cũng như các biện pháp xử lý để đảm bảo được quyền và lợi ích của từng cá nhân bị kết hôn trái pháp luật cũng như những người liên quan.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn