Khi thành lập một chi nhánh công ty, sau một thời gian dài hoạt động có thể phát sinh nhiều vấn đề khác nhau. Trong các vấn đề đó sẽ dẫn đến việc chi nhánh công ty phải thay đổi tên. Và lúc này, từ thành phần hồ sơ với các tài liệu quan trọng đến quy trình và thủ tục thực hiện thay đổi tên chi nhánh công ty sẽ luôn được quan tâm hàng đầu. Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ tư vấn các thông tin quan trọng với quy định pháp luật mới nhất, hỗ trợ bạn đọc được hiểu chi tiết hơn về việc này.
1. Hồ sơ thay đổi tên chi nhánh công ty
Thành phần của hồ sơ thay đổi tên chi nhánh công ty phải đáp ứng được đầy đủ các tài liệu cơ bản sau:
– Thông báo về việc thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh công ty mình.
– Nếu như công ty ấy đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc là các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì sẽ cần đến các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị được bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh của doanh nghiệp mà đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
- Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh công ty (trong trường hợp mà chi nhánh công ty này hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư).
– Trong trường hợp không phải là chủ sở hữu hoặc không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp thực hiện nộp hồ sơ đến thì người được ủy quyền nộp hồ sơ cần phải có thêm:
- Bản sao hợp lệ của một trong các loại giấy tờ chứng thực cho cá nhân (thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn hiệu lực/chứng minh thư nhân dân).
- Văn bản được ủy quyền theo đúng quy định pháp luật.
2. Thủ tục thực hiện thay đổi tên chi nhánh công ty
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 46 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì trong thời hạn quy định là 10 ngày, kể từ ngày mà có sự thay đổi, người đại diện theo pháp luật của công ty muốn thực hiện thay đổi tên chi nhánh phải chịu trách nhiệm về việc đăng ký thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Với các bước cần lưu ý như sau:
– Công ty chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với các thành phần được quy định trên.
– Người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc là người đại diện theo ủy quyền của công ty sẽ thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư – nơi mà đặt trụ sở của chi nhánh. Sau khi đã nhận được thông báo về việc thay đổi của công ty, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành trao giấy biên nhận, thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thay đổi về tên của chi nhánh công ty trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp.
– Trong thời hạn quy định là 3 ngày làm việc kể từ ngày mà đã nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Trong trường hợp mà công ty có yêu cầu thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp cho Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh.
– Căn cứ theo ngày hẹn được ghi trên biên nhận hồ sơ, người đại diện sẽ đến Phòng đăng ký đầu tư để nhận được kết quả giải quyết hồ sơ.
Ngoài ra, công ty cũng phải chú ý đến tính hợp pháp của tên chi nhánh công ty:
- Tên của chi nhánh được thay đổi phải có kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
- Tên của chi nhánh được thay đổi phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; chữ số và các ký hiệu; các chữ cái F, J, Z, W.
Trên đây là các quy định mới nhất của pháp luật về việc đăng ký thay đổi tên chi nhánh công ty. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc về vấn đề này hoặc là có vướng mắc về vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
>>> Thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam mới nhất 2019