Thành lập văn phòng thừa phát lại phải trải qua quy trình như thế nào?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 13-03-2020 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 401 Lượt xem

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi có một câu hỏi cần được sự hỗ trợ tư vấn của Luật sư như sau: Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật về thành lập các doanh nghiệp và các vấn đề liên quan và hiện nay là vấn đề thành lập nên văn phòng thừa phát lại. Vậy Luật sư cho tôi hỏi các quy định của pháp luật về thành lập văn phòng thừa phát lại hiện nay là như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Công ty Luật Hùng Sơn, về vấn đề của bạn chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn cụ thể như sau.

1. Điều kiện để thành lập văn phòng thừa phát lại

Điều kiện để có quyết định cho phép thành lập nên văn phòng thừa phát lại và được đăng ký hoạt động thừa phát lại như sau:

– Trụ sở của văn phòng thừa phát lại dự định đăng ký thành lập phải có diện tích đảm bảo để hoạt động, đảm bảo cho việc lưu trữ các tài liệu và thuận tiện cho khách hàng. Ngoài ra thì cần có các điều kiện vật chất cần thiết khác để có thể hoạt động được.

– Có tổ chức bộ máy hoạt động theo quy định tại Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.

Điều kiện để thực hiện đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại như sau:

– Phải tiến hành mở tài khoản và đăng ký mã số thuế theo quy định.

Quảng cáo

– Phải thực hiện ký quỹ với số tiền là 100 triệu đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc là có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ này sẽ được thực hiện ở tại tổ chức tín dụng ở trên địa bàn của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi mà thực hiện thí điểm các chế định thừa phát lại.

– Có các tài liệu để chứng minh về điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng thừa phát lại.

thành lập văn phòng thừa phát lại

2. Thủ tục cần thực hiện

– Bước 1: Phải nộp hồ sơ ở tại Sở tư pháp của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà thực hiện thí điểm các chế định thừa phát lại để trình lên Ủy ban nhân dân của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà thực hiện thí điểm các chế định thừa phát lại.

Hồ sơ để nộp ở Sở tư pháp gồm các tài liệu như sau:

  • Có đơn đề nghị việc thành lập nên văn phòng.
  • Có đề án về thành lập văn phòng thừa phát lại và trong đó phải nêu rõ được sự cần thiết khi thành lập; có dự kiến tổ chức và có tên gọi; có bộ máy giúp việc và trong đó phải nêu rõ số lượng, chức danh, nêu rõ trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị  của họ; có địa điểm mà đặt trụ sở và có các điều kiện vật chất, kế hoạch triển khai thực hiện.
  • Các tài liệu để chứng minh việc đủ điều kiện mở văn phòng.
  • Có bản sao hợp lệ của quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.

– Bước 2:

  • Thời hạn quy định là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì Sở tư pháp phải thẩm định và trình lên Ủy ban nhân dân của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mà thực hiện thí điểm các chế định thừa phát lại.
  • Ủy ban nhân dân sẽ tiến hành xem xét và ra quyết định cho phép thành lập nên văn phòng thừa phát lại.
  • Nếu như từ chối việc thành lập nên văn phòng thì phải có thông báo bằng văn bản và trong đó có nêu rõ lý do từ chối.
  • Và người bị từ chối bởi quyết định của Ủy ban nhân dân có thể khiếu nại theo quy định pháp luật.

– Lưu ý về tiêu chuẩn để có thể được bổ nhiệm thừa phát lại:

  • Phải là công dân Việt Nam và có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt.
  • Phải là người không có tiền án.
  • Đã thực hiện công tác trong ngành pháp luật với thời gian trên 5 năm hoặc đã từng là thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên; đã từng là chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ bậc trung cấp trở lên.
  • Có chứng chỉ đã hoàn thành lớp tập huấn về thừa phát lại được cấp bởi Bộ tư pháp.
  • Và không được thực hiện kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc theo các quy định pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề thành lập văn phòng thừa phát lại. Nếu như bạn đặt câu hỏi có thắc mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Công ty Luật Hùng Sơn để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, nhanh chóng và chính xác.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn