Để mở rộng phạm vi kinh doanh, hầu hết các công ty đều có xu hướng thành lập văn phòng giao dịch. Do vậy, việc thành lập văn phòng giao dịch được khá nhiều người quan tâm, trong bài viết dưới đây công ty luật Hùng Sơn sẽ cung cấp cho độc giả để hiểu rõ hơn thế nào là văn phòng giao dịch và thủ tục để thành lập văn phòng giao dịch
1. Văn phòng giao dịch là gì?
Văn phòng giáo dịch thường được sử dụng để thay thế cho các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Trong đó có ba loại hình theo quy định của pháp luật là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, cụ thể:
- Chi nhánh là một trong ba đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nó có nhiệm vụ đối với việc thực hiện toàn bộ hoặc có thể thực hiện một phần các chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đó là đại diện theo ủy quyền. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh bắt buộc phải đúng theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện là một trong ba đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nó có nhiệm vụ đó là đại diện theo ủy quyền, có nghĩa là thay mặt doanh nghiệp đại diện cho lợi ích và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
- Địa điểm kinh doanh được hiểu là nơi mà doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể.
Tùy vào mục đích thành lập và hoạt động mà doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình sao cho phù hợp, vi nhìn chung 3 loại hình này có nhiều điểm khác nhau
2. Thủ tục thành lập văn phòng giao dịch:
Trừ loại hình địa điểm kinh doanh, loại hình này chỉ được thành lập cùng tỉnh nơi mà doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính thì đối với các loại hình còn lại doanh nghiệp được quyền thành lập ở trong và nước ngoài .
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập văn phòng giao dịch đến cơ quan có thẩm quyền
Theo đó, hồ sơ để thành lập đối với mỗi loại hình sẽ có sự khác nhau, cụ thể:
♦ Thành lập chi nhánh hoặc thành lập văn phòng đại diện.
Doanh nghiệp phải tiến hành gửi thông báo thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh đến Phòng đăng kí kinh doanh nơi mà doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện, chi nhánh.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo đối với việc thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp và quyết định của Hội đồng thành viên, của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch công ty, của Hội đồng quản trị, của các thành viên hợp danh tùy vào từng loại hình doanh nghiệp đối với việc thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ của quyết định bổ nhiệm người đứng đầu;
- Các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh;
♦ Đối với thành lập địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp phải gửi thông báo thành lập địa điểm kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh.
Theo đó, nội dung thông báo phải có các nội dung sau:
- Mã số của doanh nghiệp;
- Tên doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính hoặc có thể là tên chi nhánh và địa chỉ của chi nhánh doanh nghiệp
- Tên địa điểm kinh doanh
- Địa chỉ của địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động;
- Những thông tin cơ bản người đứng đầu của địa điểm kinh doanh;
- Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh mà trực thuộc doanh nghiệp thì cần có họ và tên, và chữ ký của người đại diện doanh nghiệp
- Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh mà trực thuộc chi nhánh thì cần họ và tên và chữ ký của người đứng đầu chi nhánh.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và sẽ xử lý hồ sơ
– Việc tiếp nhận hồ sơ sẽ do bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày Bộ phận một cửa nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đối với việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh
Tóm lại, hồ sơ cần chuẩn bị và thủ tục thành lập văn phòng giao dịch còn tuỳ thuộc vào loại hình đơn vị phụ thuộc, nên có thể thấy việc này tương đối phức tạp. Do vậy, khách hàng nên ủy quyền cho công ty luật Hùng Sơn và Cộng Sự để giúp khách hàng làm những việc này, liên hệ qua số hotline để được tư vấn ngay tức khắc.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023