logo

Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 25-04-2019 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1120 Lượt xem

Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, kinh doanh bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Bạn đang có nhu cầu thành lập công ty bảo hiểm? Tuy nhiên, bạn lại băn khoăn về thủ tục và điều kiện để đăng ký kinh doanh bảo hiểm? Bài viết này xin được giải đáp thắc mắc cùng bạn nhé!

Quảng cáo

Trước hết, ta phải hiểu kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

1. Điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Công ty kinh doanh bảo hiểm chỉ được thành lập dưới 2 mô hình: công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.

♦  Điều kiện đối với người thành lập doanh nghiệp bảo hiểm:

+ Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

+ Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

+ Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp.

+ Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn.

Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện:

♦ Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh bảo hiểm:

Nếu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn để kinh doanh bảo hiểm thì thành viên tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;

+ Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

♦  Điều kiện thành lập công ty cổ phần kinh doanh bảo hiểm:

Nếu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn để kinh doanh bảo hiểm thì cần đáp ứng các điều kiện:

+  Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức đáp ứng các điều kiện như thành lập công ty TNHH bảo hiểm đối với tổ chức Việt Nam

+ Phải có 02 cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty;

+ Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty cổ phần bảo hiểm.

 

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-bao-hiem

2. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Nếu đáp ứng các điều kiện để được thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm, cần tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập công ty bảo hiểm

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức).

3. Danh sách thành viên (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty cổ phần)

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ gồm:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối nếu người thành lập doanh nghiệp là tổ chức.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.

5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

6. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp tại cơ quan đăng kí kinh doanh

♦ Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.

♦ Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản qua gmail cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

♦ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Bước 3. Nhận giấy đăng ký kinh doanh

♦ Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định pháp luật và và không trùng tên công ty với công ty đã thành lập trước đó.

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

+ Nộp đủ các khoản phí và lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí. Các khoản phí phải đóng là: phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp.

♦ Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc (thường nhận sau 1 ngày khi đủ hồ sơ hợp lệ).

♦ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Quảng cáo

Theo đó, doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ nhận được thông báo về việc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động donh nghiệp.

Bước 4: Đăng kí con dấu và công bố con dấu

♦ Doanh nghiệp cần lập hồ sơ đăng ký con dấu và nộp lệ phí theo quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp.

♦ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết, cơ quan đăng ký mẫu con dấu có trách nhiệm trả kết quả đăng ký mẫu con dấu cho công ty. Đến thời điểm trả dấu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần có mặt tại cơ quan công an để thực hiện thủ tục nhận dấu.

♦ Khi muốn sử dụng con dấu cần phải thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin tránh trường hợp con dấu không có hiệu lực khi không thông báo lên cổng thông tin.

Bước 5. Soạn hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bảo hiểm gồm:

1. Đơn đề nghị xin cấp Giấy phép kinh doanh bảo hiểm

2. Điều lệ công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư đồng ý

3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.

4. Bản sao CMND, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu và lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng

Giám đốc, chuyên gia tính toán hoặc chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán, kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm.

5. Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và kèm theo các giấy tờ sau đây:

♦ Đối với cá nhân cần:

+ Bản sao CMND, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;

+ Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng.

♦ Đối với tổ chức:

+ Điều lệ công ty

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam

+ Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn

+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

+ Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định pháp luật chuyên ngành.

6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.

7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.

8. Hợp đồng hợp tác đối với trường hợp tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập dưới công ty TNHH 2 thành viên trở lên (nếu có).

9. Biên bản họp của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập về việc: nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần môi giới bảo hiểm kèm theo danh sách các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và về việc thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định pháp luật chuyên ngành.

12. Văn bản cam kết của các thành viên góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép.

13. Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ (nếu có)

Bước 6. Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bảo hiểm và nhận kết quả

♦  Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính.

♦  Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ bản chính, 02 bộ bản sao).

♦  Thời hạn giải quyết hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: 21 ngày (Bộ Tài chính có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ). Chủ đầu tư cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 06 tháng kể từ ngày thông báo.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: 60 ngày (Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm).

Lệ phí: 4.000.000đ

Bước 7. Đăng công báo nội dung hoạt động sau khi thành lập doanh nghiệp:

Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố nội dung hoạt động kinh doanh.

♦ Về lệ phí cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp: Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Thủ tục sau thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm:

Sau khi thành lập công ty cần thực hiện một số việc sau:

♦ Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng lên phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế điện tử.♦ Treo biển tại trụ sở công ty;

♦ Đăng ký mua chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

♦ Kê khai và nộp thuế môn bài (trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);

♦ Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn;

♦ Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

♦ Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định

 

Trên đây là một số thông tin liên quan về việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam hiện nay. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi – công ty Luật Hùng Sơn và cộng sự để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất, nhanh chóng nhất.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số tổng đài 19006518 để được hỗ trợ.

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top