logo

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

Khi xảy ra những tranh chấp về đất đai thì bạn có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Tuy nhiên việc lựa chọn thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Tất cả sẽ được Luật Hùng Sơn sẽ giới thiệu qua bài viết sau:

Quảng cáo

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc giữa nhiều bên trong mối quan hệ về đất đai. Vậy cơ quan nào sẽ xử lý vấn đề gì, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây:

Căn cứ theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định về Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì sẽ được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định theo Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì sẽ do Tòa án nhân dân thực hiện giải quyết.

thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai có giấy tờ chứng nhận

Những tranh chấp có phát sinh từ các quan hệ về đất đai ngày càng diễn ra đa dạng và phức tạp. Những tranh chấp về đất đai có giấy tờ chứng nhận là những tranh chấp sẽ phát sinh từ các quan hệ đất đai trong đó quyền sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng nhận khác căn cứ theo quy định pháp luật.

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;
  • Giải quyết Tranh chấp đất đai về việc xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho và thế chấp đất đai – nhà ở;
  • Giải quyết về tranh chấp thừa kế, tranh chấp về tài sản chung – Giải quyết tranh chấp đòi lại đất đai, nhà ở – Giải quyết Tranh chấp đất đai về mốc giới hay về ranh giới đất đai – nhà ở;
  • Giải quyết Tranh chấp đất đai về việc phân chia tài sản chung, tài sản của vợ chồng là đất đai – nhà ở;
  • Giải quyết Tranh chấp về việc bồi thường, tái định cư khi được nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
  • Giải quyết Tranh chấp đất đai về việc hợp tác kinh doanh hay góp vốn về bằng quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất….

Những quy định về giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp ở UBND

Thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai ở UBND sẽ thực hiện theo các bước cụ thể sau đây:

Bước 1. Nộp đơn yêu cầu về giải quyết tranh chấp đất đai

Người có đơn yêu cầu về giải quyết tranh chấp đất đai sẽ nộp đơn tại UBND huyện.

Bước 2. Giải quyết đơn yêu cầu

  • Chủ tịch UBND huyện sẽ giao cơ quan tham mưu về giải quyết.
  • Cơ quan tham mưu sẽ có nhiệm vụ:
    • Thẩm tra và xác minh vụ việc;
    • Tổ chức thực hiện việc hòa giải giữa các bên tranh chấp;
    • Tổ chức các cuộc họp với các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu thấy cần thiết);
    • Hoàn chỉnh về hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và ban hành các quyết định để giải quyết tranh chấp đất đai.

Lưu ý:

Hồ sơ thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc biên bản hòa giải trong quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục về bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ có liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu để làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình để giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và các dự thảo về quyết định giải quyết tranh chấp hoặc các dự thảo về quyết định công nhận việc hòa giải thành.

Bước 3. Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp

Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Quảng cáo

Lưu ý: Nếu đương sự không đồng ý với quyết định về việc giải quyết của Chủ tịch UBND huyện thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:

  • Khiếu nại tới Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Giải quyết tranh chấp đất ở Tòa án

Căn cứ theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án. Trong đó các tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thực hiện thành thì sẽ được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận về quyển sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự sẽ chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức để giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu về việc giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trong trường hợp đương sự có sự lựa chọn để giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện như sau:

a) Trường hợp việc tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định sẽ giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nơi khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp có tranh chấp mà một bên tranh chấp là các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định về việc giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc sẽ thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này sẽ phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định về việc giải quyết tranh chấp sẽ có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không thực hiện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Dịch vụ tư vấn tranh chấp đất đai của Luật Hùng Sơn

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Hùng Sơn bao gồm như sau:

  • Tư vấn và giải quyết các tranh chấp về thừa kế đất đai – nhà ở, tài sản gắn liền trên đất;
  • Tư vấn và giải quyết Tranh chấp về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất;
  • Tư vấn và giải quyết Tranh chấp về Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất;
  • Tư vấn và giải quyết Tranh chấp về Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất;
  • Tư vấn và giải quyết Tranh chấp về Hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho hoặc thế chấp nhà ở gắn liền với đất ở…
  • Tư vấn và giải quyết Tranh chấp về việc bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất hoặc có tài sản trên đất;
  • Tư vấn và giải quyết Tranh chấp về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 1900 6518 của Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top