Làm thế nào để thẩm định tài sản khi chuyển nhượng doanh nghiệp?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 11-09-2020 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 469 Lượt xem

Sau một thời gian hoạt động, vì những mục đích khác nhau mà doanh nghiệp phải tiến hành chuyển nhượng. Một trong những vấn đề cần phải lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng doanh nghiệp chính là thẩm định tài sản. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng để có thể xác định phần vốn mà dự định chuyển nhượng, làm căn cứ để có thể xác lập việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng của hai bên. Vì vậy, Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ một số thông tin quan trọng xoay quanh việc thẩm định tài sản khi chuyển nhượng doanh nghiệp để bạn đọc được hiểu rõ hơn.

Quảng cáo

1. Xác định tài sản cần thẩm định của doanh nghiệp

Nếu thực hiện thẩm định tài sản khi chuyển nhượng doanh nghiệp thì tài sản cần được thẩm định của doanh nghiệp sẽ bao gồm có hai nhóm tài sản chính là tài sản vô hình và tài sản hữu hình.

Nhóm tài sản hữu hình của doanh nghiệp sẽ bao gồm có nhà xưởng, đất đai, văn phòng, máy móc, thiết bị nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc là vận hành, phương tiện vận tải.

Nhóm tài sản vô hình của doanh nghiệp sẽ bao gồm có:

– Nhóm tài sản thuộc đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ sẽ bao gồm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, thiết kế mạch bố trí bán tích dẫn, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý; quyền tác giả đối với tác phẩm; quyền sở hữu đối với giống cây trồng; các quyền sở hữu sử dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ; quyền sở hữu đối với công nghệ độc quyền;…

– Nhóm tài sản là nhân lực của doanh nghiệp sẽ bao gồm có kiến thức, trí tuệ, khả năng lao động, năng lực chuyên môn, uy tín và năng lực của thành viên, vận hành của người lao động, cổ đông và các lao động chủ chốt khác.

– Các lợi thế về pháp lý và lợi thế và kinh doanh của doanh nghiệp.

Các tài sản được thẩm định của doanh nghiệp phải được xác định một cách rõ ràng, đầy đủ số lượng, từ đó có thể xác định được tình trạng pháp lý thực tế của doanh nghiệp. Bên mua cần cử ra người có khả năng phù hợp theo quy định để xác định các tài sản cần thẩm định, tùy vào từng lĩnh vực hoạt động và cả tình trạng pháp lý cụ thể.

thẩm định tài sản khi chuyển nhượng doanh nghiệp

2. Chuẩn bị danh mục thông tin để thẩm định tài sản khi chuyển nhượng doanh nghiệp

Sau khi bên nhận chuyển nhượng doanh nghiệp đã xác định được số tài sản cần được thẩm định thì sẽ phải lập danh mục thông tin của tài sản cần thẩm định, sau đó sẽ tiến hành gửi yêu cầu cung cấp và tiến hành việc thẩm định theo pháp luật.

Với nhóm tài sản hữu hình của doanh nghiệp:

– Nếu tài sản là đất đai và tài sản gắn liền với đất: bên nhận chuyển nhượng sẽ yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu các tài sản khác gắn liền với đất, sơ đồ, bản vẽ, quyết định về việc cấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất, hợp đồng giao đất, hợp đồng cho thuê đất, thông tin chi tiết về nguồn gốc của tài sản…

– Nếu tài sản là máy móc, trang thiết bị: bên nhận chuyển nhượng sẽ yêu cầu cung cấp về danh mục các tài sản là máy móc, thiết bị, các tài liệu kỹ thuật, các loại chứng từ để chứng minh chất lượng, nguồn gốc của máy móc, thiết bị.

Quảng cáo

– Nếu tài sản là phương tiện vận tải: bên nhận chuyển nhượng sẽ yêu cầu cung cấp về giấy tờ đăng ký sở hữu của các phương tiện vận tải của doanh nghiệp, các tài liệu kỹ thuật, giấy tờ kiểm định, đăng kiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm của các phương tiện.

– Nếu tài sản là hàng hóa và nguyên vật liệu: bên nhận chuyển nhượng sẽ yêu cầu cung cấp về danh mục các tài sản là hàng hóa, nguyên vật liệu (trong đó có bao gồm cả đang sử dụng và tồn kho), các loại chứng chứng minh cho nguồn gốc của hàng hóa, nguyên vật liệu đang sử dụng.

Với nhóm tài sản vô hình của doanh nghiệp:

– Nếu tài sản là quyền sở hữu trí tuệ: bên nhận chuyển nhượng sẽ yêu cầu cung cấp văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận của tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, tài liệu, thông tin chứng minh cho quyền sở hữu và sử dụng tài sản vô hình ấy là của doanh nghiệp, các loại hồ sơ pháp lý khác có liên quan về việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

– Nếu là tài sản vô hình khác: bên nhận chuyển nhượng sẽ yêu cầu cung cấp danh sách lao động và cả các lao động chủ chốt trong doanh nghiệp, danh sách các khách hàng, danh sách các đối tác mà hiện tại doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ và thực hiện hoạt động kinh doanh, các tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.

3. Tiến hành thẩm định tài sản khi doanh nghiệp chuyển nhượng

Sau khi bên nhận chuyển nhượng nhận danh mục các thông tin về tài sản thẩm định đã được cung cấp, thì bên nhận chuyển nhượng sẽ tiến hành hoạt động thẩm định pháp lý các thông tin, tài liệu này để có thể làm rõ về các vấn đề quan trọng sau đây:

– Về quyền sở hữu tài sản của bên chuyển nhượng doanh nghiệp: phạm vi thực hiện quyền sở hữu tài sản, sử dụng tài sản; đối tượng quyền sở hữu tài sản, sử dụng tài sản; thời hạn sở hữu tài sản, sử dụng tài sản.

– Về các yêu cầu nghĩa vụ của người sở hữu tài sản, người sử dụng tài sản đã được bên chuyển nhượng hoàn thành hay chưa hoàn thành.

– Về khả năng chuyển giao thành công các tài sản này cho bên nhận chuyển nhượng.

– Về quan hệ đối với bên thứ ba khi thực hiện quyền sở hữu tài sản, sử dụng tài sản, các tranh chấp khác.

Trên đây là các vấn đề pháp lý xoay quanh việc thẩm định tài sản khi chuyển nhượng doanh nghiệp. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có vướng mắc về một vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn