Quy định thành lập trường quốc tế là gì?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 06-06-2023 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 2552 Lượt xem

Quy định thành lập trường quốc tế và Việt Nam đang trong quá trình hội nhập về mọi mặt như kinh tế, khoa học và giáo dục. Việc đáp ứng nhu cầu của phụ huynh nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng như các gia đình phụ huynh Việt Nam có nhu cầu cho con em đi du học từ bậc trung học phổ thông, cao đẳng, đại học ngày càng nhiều. Quy định thành lập trường quốc tế do mô hình giáo dục quốc tế đã phần nào đáp ứng tại chỗ được nhu cầu của phụ huynh với chi phí phù hợp hơn và phụ huynh vẫn có điều kiện gần gũi con cái. Dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã và đang mở trường học có yếu tố nước ngoài (Trường quốc tế).

Trong những năm gần đây, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực đã ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Hiện tại có hàng nghìn người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Do vậy nhu cầu về trường học cho con em họ là hết sức cần thiết. Không chỉ vậy, nhu cầu về một môi trường giảng dạy tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao và chuẩn quốc tế cũng là một nhu cầu đã và đang xuất hiện ngày càng cấp thiết trong mỗi gia đình Việt Nam ngày nay.

Chính vì vậy, việc phát triển các trường đạt tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp các bằng cấp được công nhận sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Để hoạt động trường quốc tế liên cấp, thì các bạn cần trải qua ba thủ tục chính, đó là:

  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh lĩnh vực giáo dục;
  • Xin giấy phép thành lập trường; và
  • Xin giấy phép hoạt động trường.

Như vậy các thủ tục thành lập trường quốc tế (mở trường học có yếu tố nước ngoài) sẽ như thế nào là một câu hỏi mà Luật Hùng Sơn qua bài viết này sẽ giải đáp tất cả các vấn đề liên quan.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo luật đầu tư 2020 thì có bốn cách hình thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

Hình thức thứ nhất: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định điều 22 luật đầu tư được hiểu là Nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài xin dự án đầu tư và thành lập công ty để điều hành dự án đó.

Hình thức thứ Hai: Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định điều 24, 25 và 26 Luật Đầu Tư được hiểu là Nhà đầu tư nước ngoài mua lại một phần vốn góp, cổ phần hoặc góp thêm vốn góp cổ phần vào một công ty Việt Nam đã thành lập. Trường hợp này sau khi thực hiện góp vốn mua cổ phần vẫn phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư.

Hình thức thứ Ba: Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của điều 23, thì hình thức này do một tổ chức đã thành lập ở Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư và lập dự án xin chứng nhận đầu tư và thành lập công ty theo dự án

Hình thức thứ tư: Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, đây là hình thức tổ chức nước ngoài hoặc trong nước ký hợp đồng hợp tác kinh doanh xin giấy chứng nhận đầu tư và thành lập công ty trên giấy chứng nhận đầu tư đó.

Sau khi lựa chọn được hình thức dầu tư thì các bạn cần tiến hành thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư và thành lập công ty thủ tục trình tự sẽ như sau:

STT Nội Dung Tài liệu nhà đầu tư cần chuẩn bị Thời gian Lưu ý
1 Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư Văn bản Đề nghị 25-40 –    Có ngành nghề, mục tiêu kinh doanh giáo dục

–    Tổng vốn đầu tư lưu ý tối thiểu 35 tỷ đối với cơ sở đi thuê và 50 tỷ đối vớn cơ sở xây dựng

–    Hồ sơ sẽ hỏi ý kiến sở giáo dục

–    Đối với hình thức BCC thì nhà đầu tư cần nộp theo hợp đồng BCC.

Đề xuất dự án đầu tư
Đề Án tiền khả thi
Biên bản quyết định, quyết định bổ nhiệm của tổ chức đầu tư (nếu có nhà đầu tư là tổ chức)
Hộ chiếu của các nhà đầu tư cá nhân và người đại diện của tổ chức công chứng
Đăng ký kinh doanh của tổ chức hợp pháp hóa lãnh sực công chứng dịch (nếu nhà đầu tư là tổ chức)
Báo cáo tài chính hai năm gần nhất hoặc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
Hồ sơ địa điểm thuê: Hợp đồng; quyết định giao đất/ sổ đỏ, Pccc …
2 Thủ tục góp vốn mua cổ phần công ty việt nam Thông báo góp vốn mua cổ phần 20-30
Biên bản thoả thuận cam kết góp vốn
Hộ chiếu của các nhà đầu tư cá nhân và người đại diện của tổ chức công chứng
Đăng ký kinh doanh của tổ chức hợp pháp hóa lãnh sự công chứng dịch. (nếu là tổ chức)
3 Thủ tục thành lập công ty Giấy đề nghị
Hộ chiếu của các nhà đầu tư cá nhân và người đại diện của tổ chức công chứng
Điều lệ
Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
Danh sách người đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư là tổ chức
Biên bản quyết định, quyết định bổ nhiểm của tổ chức đầu tư (nếu có nhà đầu tư là tổ chức)

Xin giấy phép thành lập trường liên cấp có vốn đầu tư nước ngoài

Trình tự thành lập trường quốc tế sẽ như sau:

STT Trình tự xử lý hồ sơ Cơ quản xử lý
1 Nộp hồ sơ xin cấp phép thành lập Bộ phận một cửa – Sở giáo dục và đào tạo
2 Thẩm duyệt kiểm tra hồ sơ Phòng tổ chức cán bộ – Sở giáo dục và đào tạo
3 Kiểm tra thực tế cơ sở Giám đốc/ phó giám đốc Sở giáo dục và các phòng ban thẩm định.
4 Cấp quyết định Thành lập trường UBND thành phố Hà Nội.

Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

STT Tài liệu cần chuẩn bị Lưu ý
1 Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục –          Hồ sơ đóng quyển và có danh mục đầy đủ

–          Nộp một bộ gốc, 3 bộ photo phục vụ cho các phòng ban sở giáo dục tiện xem hồ sơ.

2 Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
3 Đề án thành lập cơ sở giáo dục
4 Hồ sơ thuê đất hoặc hồ sơ đất được giao xây dựng
5 Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;
6 Văn bản chứng minh năng lực tài chính
7 Hồ sơ địa điểm: Hợp đồng; quyết định giao đất/ sổ đỏ, Pccc …

Các vấn đề cần chú ý khi làm hồ sơ như sau:

Điều kiện về quy hoạch:

Địa điểm thuê hoặc được giao phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục đã được phê duyệt

Điều kiện về vốn:

Tổng vốn đầu tư cơ sở xây dựng tối thiểu 50.000.000.000đ, cơ sở đi thuê tối thiểu 35.000.000.000đ.

Điều kiện về cơ sở vật chất:

Diện tích mặt bằng xây dựng trường được,với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;

Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;

Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;

Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;

Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường.

Điều kiện chương trình giáo dục nước ngoài:

Giới thiệu được nguồn gốc bộ chương trình kèm theo hợp đồng hoặc giấy tờ kiểm định chương trình nếu có.

Phải giải trình chương trình và nộp kèm chương trình bắt buộc dành cho học sinh Việt Nam.

Điều kiện về giáo viên và học sinh:

Giáo viên ít nhất phải có trình độ đại học sư phạm hoặc tương đương;

Số lượng giáo viên ít nhất phải bảo đảm tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ thông;

Số lượng học sinh/lớp không vượt quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiểu học, 35 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Không quá 50% học sinh Việt Nam học chương trình nước ngoài.

Xin giấy phép hoạt động mở trường học có yếu tố nước ngoài

Trình tự thành lập trường quốc tế sẽ như sau:

STT Trình tự xử lý hồ sơ Cơ quản xử lý
1 Nộp hồ sơ xin cấp phép thành lập Bộ phận một cửa – Sở giáo dục và đào tạo
2 Thẩm duyệt kiểm tra hồ sơ Phòng tổ phổ thông – Sở giáo dục và đào tạo
3 Kiểm tra thực tế cơ sở Giám đốc/ phó giám đốc Sở giáo dục và các phòng ban thẩm định.
4 Cấp quyết định Hoạt động Giám đốc – Sở Giáo dục và đào tạo

 

Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

STT Tài liệu cần chuẩn bị Lưu ý
1 Đơn đăng ký hoạt động giáo dục. –          Hồ sơ đóng quyển và có danh mục đầy đủ

–          Nộp một bộ gốc 3 bộ photo phục vụ cho các phòng ban sở giáo dục tiện xem hồ sơ.

2 Quyết định cho phép thành lập.
3 Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục
4 Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.
5 Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định này, đồng thời gửi kèm:

a) Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu cơ sở giáo dục đại học, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

b) Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

c) Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;

d) Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

đ) Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

e) Quy chế đào tạo;

g) Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);

h) Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

i) Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

k) Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

 

Các vấn đề cần chú ý khi làm hồ sơ như sau:

Khi làm hồ sơ hoạt động trường quốc tế ngoài những danh mục ở trên các bạn cần lưu ý, nộp các giấy tờ tài liệu chứng mình năng lực đáp ứng hoạt động trường, cụ thể phần thành các nhóm hồ như sau:

Hồ sơ pháp lý công ty:

  • Đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Biên bản, quyết định hoạt động trường
  • Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật.

Hồ sơ giáo viên:

  • Quyết định bổ nhiệm Hiệu Trưởng và Hiệu Phó
  • Danh sách giáo viên
  • Hồ sơ của từng giáo viên (Hộ chiếu; bằng cấp hợp pháp hóa lãnh sự; và Giấy phép lao động)

Hồ sơ chương trình nước ngoài:

  • Hợp đồng mua bản quyền chương trình;
  • Tài liệu chứng minh quyền được cung cấp chương trình (kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định; xác nhận của cơ quan ngoại giáo; xác nhận của bộ giáo dục nước sở tại)…
  • Bộ chương trình dịch ra Tiếng Việt
  • Bộ Giáo trình sử dụng trong chương trình.
  • Bộ chương trình bắt buộc cho trẻ em học chương trình nước ngoài

Hồ sơ cơ sở vật chất:

  • Danh sách trang thiết bị cơ sở vật chất;
  • Hóa đơn chứng từ, hợp đồng mua bán trang thiết bị cơ sở vật chất

Hồ sơ tài chính:

  • Báo cáo, dự toán thu chi chứng minh dủ điều kiên hoạt động ổn định trong năm năm, giấy xác nhận góp đủ vốn đầu tư.
  • Xác nhận số dư đáp ứng thực hiện
  • BCTC nếu có

Hồ sơ pháp lý địa điểm thuê:

  • Hợp đồng thuê
  • Quyết định giao đất hoặc thuê đất
  • PCCC đã được thiết kế và thẩm duyệt
  • Sơ đồ mặt bằng cơ sở

Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các về “Thủ tục mở trường học có yếu tố nước ngoài”. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 096 450 95 55 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn thực hiện thủ tục.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn