Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả là việc làm rất quan trọng giúp bảo vệ tài sản trí tuệ của tác giả. Đăng ký bản quyền tác giả không phải là một thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả dù có đăng ký hay không thì quyền tác giả đều được nhận sự bảo hộ như nhau.
Quảng cáo
Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa quan trọng. Vậy tại sao đối với quyền tác giả không cần đăng ký thì cũng được bảo hộ? Dưới đây là bài viết tham khảo nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này.
Quyền tác giả là gì?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm sáng tạo đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép từ nguồn đã có sẵn.
Tại sao bản quyền không cần đăng ký nhưng vẫn được bảo hộ?
Thứ nhất, không thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì vẫn được bảo hộ đối với tác phẩm của mình
Căn cứ định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định căn cứ quyền tác giả sẽ được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện thành một hình thức vật chất nhất định, không có sự phân biệt nội dung, chất lượng hay hình thức và đã công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Tuy nhiên, cần xác định rõ tác phẩm của chủ sở hữu đó đã được thể hiện dưới hình thức vật chất, nếu đã được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định thì việc một người khác lấy tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu để đưa vào vị trí của tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Vì tác phẩm được bảo hộ quyền lợi kể từ khi được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.
Điều này là hoàn toàn khác biệt so với việc bảo hộ đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, hay như việc bảo hộ nhãn hiệu quyền sở hữu đối với đối tượng này chỉ phát sinh khi được nhà nước cấp văn bằng bảo hộ.
– Tại sao lại có sự khác biệt này?
Chính là do bản chất của bản quyền là tác giả khi sang tác ra tác phẩm là sản phẩm sẽ mang tính độc nhất và duy nhất, thông qua quá trình phản ánh thế giới khách quan bằng ý chí chủ quan của mình.
Thứ hai, hành vi xâm phạm quyền tác giả được xem như là việc chiếm đoạt quyền tác giả.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như việc một đối tượng chiếm đoạt quyền tác giả của tác giả chủ sở hữu chính là một hành vi xâm phậm và việc xâm phạm đó cũng được xem như hành vi xâm phạm quyền nhân thân.
Nên nếu một người lấy tác phẩm của chủ sở hữu, tác giả để đứng tên chính là hành vi xâm phạm quyền nhân thân. Nên cơ chế tự bảo hộ quyền tác giả được xác lập là rất cần thiết giúp bảo vệ tối đa quyền lợi chủ sở hữu.
Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tác giả nên được thực hiện càng sớm càng tốt vì nó cũng vô cùng quan trọng khi chủ sở hữu quyền đăng ký xãy ra tranh chấp, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên không đăng ký bản quyền tránh các rủi ro pháp lý hơn cho tác giả và chủ sỡ hữu.
Quảng cáo
Điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phải được thể hiện dưới hình thức tác phẩm viết. Và để được đăng ký bảo hộ thì tác phẩm phải đáp ứng các các điều kiện sau:
Tác phẩm phải được thể hiện trên một loại vật chất nhất định
Tác phẩm phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo ra, không sao chép, hoặc bắt chước tác phẩm khác
Chủ thể có tác phẩm được bảo hộ bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Bước 2: Nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền
Người nộp đơn có thể là chủ sở hữu, tác giả hoặc người được ủy quyền nộp một bộ hồ sơ đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại điện của Cục Bản quyền hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu cư trú.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp thì cơ quan quản lý nhà nước phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Tạm kết :
Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích về tầm quan trọng của thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào trong về các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình đăng ký hoặc có nhu cầu ủy quyền, bạn có thể nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ một đơn vị chuyên môn đại diện bạn hoàn tất thủ tục này.
Luật Hùng Sơn sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên trình độ cao, nhanh nhẹn, nhiệt huyết, kiến thức bao quát nhiều lĩnh vực, đảm bảo hoàn tất việc đúng thời hạn cam kết với khách hàng. Hãy liên hệ qua hotline 19006518để được hỗ trợ tốt nhất.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.