Tìm hiểu tái phạm là gì?

Tái phạm là gì? Theo quy định của pháp luật hình sự thì tái phạm và tái phạm nguy hiểm đều là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Vậy tái phạm là gì? Tái phạm hành chính là gì? Những nội dung trên sẽ được Luật Hùng Sơn giới thiệu ở bài viết sau đây:

Quảng cáo

Tái phạm là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định thì tái phạm là một trong những tình tiết phản ánh nhân thân xấu của người phạm tội. Đồng thời, tái phạm cũng được quy định là một trong những tình tiết tăng nặng về trách nhiệm hình sự.

Cụ thể theo khoản 1 Điều 53 Bộ luật Hình sự quy định về định nghĩa tái phạm như sau:

Tái phạm là gì? Tái phạm là trường hợp cá nhân, tổ chức đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì hành vi được coi là tái phạm là khi cá nhân hoặc pháp nhân đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội thuộc 01 trong 03 trường hợp sau đây:

(1) Thực hiện hành vi phạm tội bất kỳ đối với lỗi cố ý. Theo đó căn cứ Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định thì cố ý phạm tội sẽ là phạm tội trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

+ Người phạm tội nhận thức rõ về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả và mong muốn cho hậu quả sẽ xảy ra;

+ Người phạm tội nhận thức rõ được về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả có thể sẽ xảy ra, tuy không mong muốn nó xảy ra nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.

(2) Thực hiện hành vi tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi vô ý.

Tái phạm là gì? Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và gây mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, mức cao nhất của khung hình phạt sẽ theo quy định đối với tội danh đó là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

Còn vô ý phạm tội sẽ căn cứ theo Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 là phạm tội trong các trường hợp:

+ Người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể sẽ gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc xảy ra có thể ngăn ngừa được;

+ Người phạm tội không thấy được trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả việc đó.

(3) Thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý.

Tái phạm là gì? Căn cứ theo điểm D khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được coi là tội phạm có tính chất và có mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội phạm này theo quy định là từ trên 15 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân hoặc tử hình.

Trường hợp đã bị kết án, nhưng chưa được xóa án tích có hành vi phạm tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng với lỗi vô ý thì sẽ không được coi là tái phạm.

Tái phạm trong tiếng anh là gì?

 Tái phạm được dịch sang tiếng anh là: Relapse.

Quảng cáo

Tái phạm hành chính là gì?

Tái phạm là gì? Căn cứ theo Khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thì tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm về hành chính nhưng chưa hết về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày cá nhân tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý về hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu để thi hành thì quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý trước đó.

Điều kiện xác định hành vi tái phạm

Điều kiện xác định hành vi tái phạm bao gồm:

Thứ nhất, hành vi tái phạm đã bị xử lý vi phạm hành chính (trong đó bao gồm có xử phạt, áp dụng các biện pháp buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không bị xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính).

Thứ hai, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngàychấp hành xong quyết định về xử phạt, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, hoặc kể từ ngày hết thời hiệu để thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Thế nào được coi là tái phạm vi phạm hành chính.

Căn cứ theo Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về thời hạn bị coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

Cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt vi phạm về hành chính, nếu trong thời hạn là 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định về xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày đã chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì sẽ được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cá nhân đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn là 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong về quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc là 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính mà không bị tái phạm thì sẽ được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Căn cứ theo Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về hết thời hiệu để thi hành quyết định xử phạt được quy định:

Thời hiệu để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra các quyết định, quá thời hạn này thì sẽ không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt bị tịch thu các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu các tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ về môi trường, bảo đảm an toàn giao thông, xây dựng và an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh hay trì hoãn thì thời hiệu nói trên sẽ được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh hoặc trì hoãn.

Căn cứ theo Điều 108 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về hết thời hiệu thi hành Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:

Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng về hết thời hiệu thi hành sau thời gian là 06 tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực của pháp luật.

Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hết thời hiệu thi hành sau thời gian là 01 năm, kể từ ngày quyết định có hiệu lực của pháp luật.

Trong trường hợp người phải chấp hành quyết định cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 108 sẽ được tính kể từ thời điểm hành vi trốn tránh được chấm dứt.

Thứ ba, đã thực hiện lại hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý về hành vi đó.

Phân biệt tái phạm và vi phạm hành chính nhiều lần

Pháp lý Vi phạm hành chính nhiều lần Tái phạm
Căn cứ pháp lý Khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
Khái niệm Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó họ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý vi phạm và chưa hết thời hiệu xử lý  Tái phạm là việc cá nhân hoặc tổ chức đã bị ra quyết định về xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết về thời  hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính khác đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó
Cách thức xử phạt Bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ những trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần đã được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng Tái phạm thì được xem là một tình tiết tăng nặng 

Trên đây là bài viết tư vấn về tái phạm là gì theo quy định của pháp luật. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 096 450 95 55 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn thực hiện thủ tục gặp phải.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn